当前位置:首页 > Thể thao

【kèo frankfurt】Quỹ Hỗ trợ đầu tư phải đảm bảo cân đối ngân sách, hài hòa lợi ích các bên

Quỹ Hỗ trợ đầu tư phải đảm bảo cân đối ngân sách, hài hòa lợi ích các bên
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đồ họa: Phương Anh

Quỹ hoạt động theo mô hình mới, chưa có tiền lệ

Dự thảo Nghị định đề xuất mô hình của Quỹ hoạt động theo mô hình tương tự đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư với các quy định đặc thù riêng, được quy định cụ thể tại Nghị định này. Quỹ không được ngân sách nhà nước (NSNN) cấp vốn điều lệ, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận và không vì mục tiêu bảo toàn nguồn tài chính của Quỹ. Đây là mô hình mới chưa được quy định trong pháp luật hiện hành.

Chưa rõ nguyên tắc, tiêu chí quyết định các mức hỗ trợ

Dự thảo đưa ra nhiều hình thức hỗ trợ với các tỷ lệ khác nhau và một số khoản hỗ trợ theo mức tối đa cho các nhà đầu tư. Theo Uỷ ban Tài chính Ngân sách, như vậy không rõ việc quyết định hỗ trợ cho doanh nghiệp theo các mức khác nhau sẽ căn cứ vào nguyên tắc, tiêu chí nào. Để hạn chế rủi ro cho NSNN khi thực hiện chính sách mới này, cơ quan thẩm tra cho rằng, nên có một mức trần hỗ trợ tối đa từ góc độ đối với từng doanh nghiệp cũng như đối với tổng số tiền hỗ trợ của Quỹ.

Đối tượng áp dụng hỗ trợ đầu tư theo dự thảo: doanh nghiệp công nghệ cao; doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao; doanh nghiệp có dự án ứng dụng công nghệ cao; doanh nghiệp có dự án đầu tư trung tâm nghiên cứu và phát triển.

Điều kiện được hỗ trợ là doanh nghiệp có dự án đầu tư với quy mô vốn tối thiểu 12.000 tỷ đồng hoặc đạt doanh thu tối thiểu 20.000 tỷ đồng/năm, trừ một số trường hợp như đầu tư các trung tâm R&D có vốn tối thiểu 3.000 tỷ đồng.

Dự thảo quy định phương thức hỗ trợ là chi trực tiếp bằng tiền để hỗ trợ chi phí. Theo đó, doanh nghiệp đủ điều kiện được hỗ trợ tối đa 50% chi phí đã chi trong năm tài chính cho hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực là người lao động Việt Nam; hỗ trợ tối đa 30% chi phí của dự án thực tế đã chi trong năm cho hoạt động nghiên cứu và phát triển; hỗ trợ tối đa 10% đối với chi phí đầu tư tạo tài sản cố định của dự án thực tế đã đầu tư tăng thêm và số tiền hỗ trợ tối đa trong một năm không vượt quá 0,5% tổng vốn đầu tư; hỗ trợ tối đa 3% giá trị sản xuất gia tăng của sản phẩm công nghệ cao; và hỗ trợ tối đa 25% đối với các loại chi phí đầu tư hệ thống công trình hạ tầng xã hội.

Thẩm tra nội dung này, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách (UBTCNS) và một số Ủy ban của Quốc hội nhất trí về sự cần thiết ban hành Nghị định của Chính phủ để bảo đảm công tác tổ chức thực hiện các nội dung đã được quy định trong các luật, nghị quyết của Quốc hội để triển khai các chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư trong bối cảnh mới về thực thi thuế tối thiểu toàn cầu (TTTC), duy trì tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Tuy nhiên, nội dung hỗ trợ tại dự thảo Nghị định hiện đang tập trung cho lĩnh vực công nghệ cao và để đáp ứng điều kiện và tiêu chí hỗ trợ, các đối tượng thụ hưởng hỗ trợ chủ yếu sẽ là các nhà đầu tư nước ngoài, đa quốc gia. Việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước từ nguồn lực của Quỹ là không rõ rệt, Chủ nhiệm UBTCNS Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo thẩm tra cho biết.

Rà soát địa vị pháp lý, hạn chế phát sinh bộ máy

Về mô hình và địa vị pháp lý của Quỹ, đa số ý kiến trong Thường trực UBTCNS đồng tình thành lập Quỹ nhưng đề nghị xem xét hạn chế tối đa việc phát sinh tổ chức bộ máy, biên chế, cân nhắc thêm về mô hình hoạt động tương tự đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư với các quy định đặc thù riêng như đề xuất của Chính phủ.

Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị làm rõ địa vị pháp lý, xác định rõ hình thức, tính chất hoạt động của Quỹ là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách hay Quỹ ngân sách nhà nước (NSNN). Việc thành lập Quỹ phải bảo đảm không sử dụng NSNN cho chi hoạt động của Quỹ.

Sau khi nghe các báo cáo và thảo luận, kết luận phiên họp, UBTVQH thống nhất với các nhóm chính sách được đề xuất và giao Chính phủ rà soát, hoàn thiện để ban hành Nghị định theo thẩm quyền.

Tuy nhiên, UBTVQH đề nghị Chính phủ nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến tại phiên họp và lưu ý tiếp tục rà soát để đảm bảo Nghị định đáp ứng được các yêu cầu phù hợp với các quy định về thuế TTTC của OECD, hài hòa các lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, giữa các loại doanh nghiệp của nước ngoài ở các nước khác nhau, đảm bảo lợi ích thu được phải tương xứng lớn hơn chi phí bỏ ra, đảm bảo cân đối ngân sách, an ninh tài chính quốc gia.

Các quyết định hỗ trợ, mức hỗ trợ và trách nhiệm kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước, quản lý Nhà nước phải rõ ràng, minh bạch, không để xảy ra trục lợi chính sách và cần có đánh giá tác động đến các đối tượng chính sách.

Đồng thời, rà soát mô hình và địa vị pháp lý của Quỹ để đảm bảo khả thi thực hiện được các mục tiêu khi thành lập quỹ trên cơ sở đảm bảo các quy định của Đảng về sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đặc biệt là Nghị quyết 18 định hướng của Trung ương khi tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18.

Tránh việc ngân sách chi hỗ trợ nhiều hơn mức thu được thuế

Theo dự thảo Nghị định của Chính phủ, nguồn tài chính hình thành Quỹ được hình thành từ nguồn ngân sách trung ương và nguồn ngoài ngân sách.

Trong đó, nguồn ngân sách trung ương, bao gồm: dự toán chi đầu tư phát triển khác theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 36 Luật NSNN. Theo số liệu của Bộ Tài chính, ước tính con số này khoảng 14.600 tỷ đồng (trên số liệu của năm 2022).

Trường hợp Quỹ không đủ nguồn tài chính để bảo đảm chi hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định trong năm ngân sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp gửi Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ trình cơ quan có thẩm quyền để bổ sung dự toán năm hoặc quyết định bổ sung ngân sách theo nguyên tắc quy định tại Điều 39 Nghị định.

Các kinh phí chi hoạt động quản lý Quỹ bố trí trong dự toán chi thường xuyên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ngoài ra, Quỹ cũng có thể được hình thành từ các nguồn ngoài NSNN, bao gồm: nguồn đóng góp, viện trợ và tài trợ của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác; nguồn lãi từ tài khoản tiền gửi; nguồn tồn dư Quỹ hàng năm.

Cho ý kiến về vấn đề này, đa số ý kiến Uỷ ban Tài chính Ngân sách nhất trí với đề xuất của Chính phủ. Tuy nhiên, với quy định của dự thảo Nghị định, Quỹ thực hiện chi hỗ trợ cho cả các doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, tiêu chí nhưng bị lỗ cũng như các doanh nghiệp mới đầu tư không có số nộp vào NSNN.

Để tránh việc NSNN phải chi hỗ trợ các doanh nghiệp lớn hơn nhiều so với mức NSNN thu được từ thuế TTTC, UBTCNS đề nghị cân nhắc quy định theo hướng: chỉ khởi động hoạt động của Quỹ khi thu được số thu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung; tổng số chi hỗ trợ cho các doanh nghiệp không vượt quá khả năng của Quỹ.

Việc phê duyệt mức hỗ trợ cho các đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuế TTTC cần được bảo đảm trong phạm vi số thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung, doanh nghiệp chỉ được nhận hỗ trợ sau khi đã có thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung nộp vào NSNN. Đối với số chi hỗ trợ đầu tư ban đầu cho các nhà đầu tư chiến lược tiềm năng và chi hỗ trợ đầu tư dự án mới, cần báo cáo cơ quan có thẩm quyền cho trường hợp cụ thể, cơ quan thẩm tra đề nghị.

分享到: