【trực tiếp bóng đá nữ úc hôm nay】Đánh giá kỹ ảnh hưởng ngân sách khi xử lý ngân hàng yếu kém
Đây là ý kiến được nêu trong báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi,Đánhgiákỹảnhhưởngngânsáchkhixửlýngânhàngyếukétrực tiếp bóng đá nữ úc hôm nay bổ sung một số điều của Luật TCTD, do Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày tại Quốc hội chiều 22/5.
Nợ xấu có thể lên đến 10,8% tổng dư nợ cho vay
Tại tờ trình của Chính phủ về dự án Luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng trình bày, nhiều yếu kém của hệ thống TCTD, nguy cơ tiềm ẩn của nợ xấu đã được nêu rõ để nhấn mạnh tính cần thiết của dự án Luật.
Cụ thể, theo tờ trình, tỷ lệ nợ xấu nội bảng dù đã kiểm soát ở mức dưới 3% nhưng nợ xấu, nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu có nguy cơ tăng trở lại. Tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý chiếm 5,8% trên tổng dư nợ cho vay, đầu tư đối với nền kinh tế. Nếu tính cả nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu thì tỷ lệ này sẽ là 10,08% trên tổng dư nợ cho vay, đầu tư đối với nền kinh tế do khâu xử lý tài sản bảo đảm và xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết. Trong khi đó, việc xử lý TCTD yếu kém gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn rủi ro lớn cho hệ thống TCTD và nền kinh tế.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng này được nêu ra là do những bất cập trong cơ chế, pháp luật về xử lý TCTD yếu kém, xử lý nợ xấu. Để khắc phục điều này, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung một số quy định để ngăn ngừa tình trạng sở hữu chéo, tăng vốn ảo, minh bạch nguồn vốn góp.
Cụ thể như: TCTD không được cấp tín dụng cho khách hàng để góp vốn, mua cổ phần của TCTD; trường hợp mua bán, chuyển nhượng cổ phần có giá trị từ 1% vốn điều lệ của TCTD trở lên phải được NHNN chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện; bổ sung thêm một số trường hợp NHNN có thể xem xét đặt một TCTD vào kiểm soát đặc biệt (Điều 145a); quy định về thẩm quyền xử lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN trong quá trình xử lý TCTD yếu kém tùy theo quy mô hoạt động, tầm ảnh hưởng tới hệ thống các TCTD; quy định về miễn trừ trách nhiệm đối với người tham gia cơ cấu lại TCTD yếu kém.
Nhằm đảm bảo huy động được nguồn nhân sự có chất lượng tham gia xử lý TCTD yếu kém, dự thảo Luật quy định: Cán bộ, công chức, thành viên Ban kiểm soát đặc biệt, người của TCTD được NHNN chỉ định tham gia thực hiện phương án cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt không phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện phương án cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt khi việc không đạt kết quả không phải do nguyên nhân chủ quan, trừ trường hợp thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Đồng thời, khắc phục bất cập của pháp luật hiện hành, dự thảo Luật đã bổ sung quy định điều chỉnh hoạt động kinh doanh của TCTD yếu kém trong giai đoạn kiểm soát đặc biệt.
Tránh lạm dụng miễn trừ trách nhiệm khi tham gia xử lý ngân hàng yếu kém
Tại báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các TCTD trong giai đoạn 2016 – 2020. Bên cạnh đó, cơ quan thẩm tra cũng nêu ra các ý kiến về nhiều nội dung trong dự thảo Luật.
Đối với quy định miễn trách nhiệm đối với người tham gia cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt, nhiều ý kiến đồng tình với chủ trương miễn trách nhiệm đối với người tham gia cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt nhằm tăng cường, củng cố nguồn nhân lực để thực hiện. Tuy nhiên, đề nghị cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn các căn cứ, điều kiện, trường hợp được miễn trách nhiệm để tránh sự tùy tiện, lạm dụng khi thực hiện và bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật.
Về nguyên tắc, Ủy ban Kinh tế cho rằng chính sách này là cần thiết nhằm bảo đảm nguồn nhân lực thực hiện cơ cấu lại các TCTD được kiểm soát đặc biệt, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả cơ cấu lại các TCTD yếu kém. Tuy nhiên, để tránh việc lạm dụng quy định này cũng như để đề cao trách nhiệm của người được giao tham gia cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt, đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, thống nhất với các quy định tại các luật liên quan như Luật Cán bộ, công chức; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...; cần làm rõ phạm vi được miễn trách nhiệm pháp lý của người tham gia cơ cấu lại các TCTD được kiểm soát đặc biệt.
Liên quan đến một vấn đề quan trọng trong xử lý ngân hàng yếu kém là nguồn lực tài chính để thực hiện, bên cạnh những ý kiến đồng tình với các quy định tại dự thảo Luật, vẫn còn những ý kiến cho rằng các biện pháp hỗ trợ cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt được quy định trong dự thảo Luật về cơ bản còn dựa vào nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước (NSNN) mà chưa có các nguồn lực khả thi khác, vì vậy đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các nguồn lực thực hiện.
Do đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị cơ quan soạn thảo cần đánh giá cụ thể hơn về tác động đến NSNN khi áp dụng các biện pháp hỗ trợ tài chính như quy định tại dự thảo Luật, đồng thời, đánh giá khả năng có thể huy động được các nguồn lực khác trong xã hội vào việc cơ cấu lại các TCTD.
H.Y
(责任编辑:World Cup)
- ·Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- ·Kiểm soát dịch bệnh gia súc, gia cầm thời điểm giao mùa
- ·Tăng tốc xây dựng huyện nông thôn mới
- ·Tăng tốc xây dựng huyện nông thôn mới
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·Làm bạn với sách
- ·Trăn trở thu nhập vị trí hỗ trợ, phục vụ
- ·Trao tặng xe lăn, dụng cụ hỗ trợ cho người khuyết tật huyện Phú Riềng
- ·Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, hướng dẫn thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- ·Dấu ấn tuổi 45
- ·Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước
- ·Kiểm soát dịch bệnh gia súc, gia cầm thời điểm giao mùa
- ·Trao tiền hỗ trợ xây Nhà tình thương tại xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân
- ·Hôm nay không có ca nhiễm Covid
- ·Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
- ·Người lao động khó khăn được Tổng liên đoàn Lao động hỗ trợ
- ·6 ngày liên tục Việt Nam không có ca mắc mới bệnh COVID
- ·“Ðiệp khúc” thiếu giáo viên
- ·Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
- ·Giữ lửa truyền thống