Cân đối khi tăng hay giảm thuế Các ý kiến trên được đưa ra tại buổi tọa đàm góp ý kiến về một số nội dung trong dự thảo Luật thuế TNDN sửa đổi do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam tổ chức ngày 9-4 tại Hà Nội. TheópýDựthảoLuậtthuếThunhậpdoanhnghiệpCânđốihàihòakhigiảmthuếthứ hạng của hạng nhất ả rập xê úto bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, mức thuế suất 23% như dự thảo vẫn chưa thực sự khuyến khích đầu tư và giúp DN vượt khó. Bà Loan đưa ra sự so sánh: “Ở các nền kinh tế phát triển cao có 2 xu hướng. Một là thuế suất cực kỳ cao như Australia và Mỹ, hai là cực kỳ thấp như Đài Loan (Trung Quốc), Singapore mức thuế suất 17%. Còn ở các nước đang phát triển, hầu hết mức thuế thường rất thấp để nuôi dưỡng nguồn lực của các DN”. Vì vậy, bà Loan kiến nghị, để DN thực sự có động lực tái cơ cấu đầu tư, xử lý hàng tồn kho, mức thuế suất phổ thông nên hạ xuống còn 20% hoặc ít nhất cũng giảm thêm 1% so với dự thảo để về ngưỡng 22%. Hiệp hội Dệt may Việt Nam kiến nghị Nhà nước xem xét một số ngành đặc thù có sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, thủy sản để có qui định mức thuế TNDN thấp hơn mức chung nhằm giúp các ngành này có thêm điều kiện tăng thu nhập cho người lao động. Mức thuế suất Hiệp hội này đưa ra là 10-15% và mức chênh lệch giảm thuế thu nhập so với mức qui định chung (20-22%) sẽ được sử dụng để tăng quĩ lương trả cho người lao động do hiện ngành đang có mức lương thấp nhất trong công nghiệp chế biến. Trao đổi ý kiến với đại diện DN, hiệp hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Đinh Trịnh Hải cho rằng, việc cân nhắc xây dựng thuế suất thuế TNDN của một quốc gia là dựa trên nhiều căn cứ, chỉ số vĩ mô của nền kinh tế chứ không chỉ đơn thuần là một phép so sánh về thuế suất giữa các quốc gia. Ông phân tích thêm, một trong những nguyên tắc khi sửa Luật là phải đảm bảo cân đối ngân sách Nhà nước, bởi cứ giảm thuế suất 1%, ngân sách sẽ giảm khoảng 6.000 tỷ đồng. Do đó, không phải là Quốc hội không muốn hạ thuế suất để hỗ trợ, khoan sức cho DN nhưng Quốc hội xây dựng chính sách cần cân đối hài hòa ở cả tầm vĩ mô, đảm bảo nguồn thu của ngân sách, từ đó mới có những hỗ trợ trở lại với DN. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách cũng khẳng định, trong lần sửa đổi tiếp theo của dự án Luật này sẽ nêu rõ quy định lộ trình giảm thuế cụ thể. Theo đó, đến năm 2016, sẽ đưa toàn bộ thuế về một thuế suất 20% với mọi DN. Nới “khung” để hỗ trợ DN vừa và nhỏ Dự thảo Luật thuế TNDN sửa đổi ngoài việc giảm thuế suất phổ thông xuống 23% còn bổ sung mức thuế suất 20% cho DN vừa và nhỏ. Theo dự thảo, khái niệm DN vừa và nhỏ là DN có dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian và doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng chưa nhận được sự đồng tình. Tuy nhiên, bà Phạm Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI cho biết, theo thống kê của VCCI trong 10 năm qua, quy mô doanh thu trung bình của các DN đang có xu hướng tăng. Như vậy, nếu tính mức doanh thu của đơn vị vừa và nhỏ không quá 20 tỷ đồng là chưa hợp lý và cần nới lên 100 tỷ đồng để nhiều DN được hưởng lợi hơn. Về vấn đề này, đại diện Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cũng cho rằng, một trong những tiêu chí xác định DN dựa vào mức doanh thu 20 tỷ đồng/năm cần phải xem xét lại. Bởi nếu áp dụng mức doanh thu này để xác định DN nhỏ và vừa thì hiện có hơn 152.000 DN thuộc diện ưu tiên, chiếm tỷ lệ hơn 84% nhưng ở các nước công nghiệp phát triển, tỷ lệ DN nhỏ và vừa cũng phải xấp xỉ 92-95%, do đó cần “nới” rộng khung cho loại hình DN này. Đồng quan điểm, theo đại diện Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam, tiêu chí xét DN nhỏ và vừa để hưởng ưu đãi thuế cần tính toán tới cả lĩnh vực, ngành nghề. Với ngành thủy sản, DN thuộc diện nhỏ và vừa trung bình cũng có khoảng 300 lao động và doanh thu 100 tỷ đồng mỗi năm. Số lượng DN như thế chiếm tới trên 70% trong ngành thủy sản. Nếu căn cứ theo tiêu chí trong dự thảo thì ngành thủy sản hầu như không có DN được hưởng ưu đãi của Nhà nước. Huyền Bảo |