【kết quả bóng đá châu âu hôm qua】Nâng cao hiệu quả chi đầu tư từ vốn NSNN

时间:2025-01-24 22:35:57来源:88Point 作者:World Cup

nang cao hieu qua chi dau tu tu von nsnn

Quốc lộ 32 là một trong những dự án chậm tiến độ (Ảnh: st).

Với những quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế thì một đặc trưng chung,ângcaohiệuquảchiđầutưtừvốkết quả bóng đá châu âu hôm qua phổ biến và nổi bật là nhu cầu chi tiêu luôn lớn. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung này. Đặc biệt, chi tiêu từ NSNN tăng rất nhanh trong giai đoạn gần đây.

Còn bất cập trong khi nhu cầu vẫn tăng

Theo thống kê, nếu so sánh năm 2010 so với năm 2001, chi tiêu Chính phủ tăng gấp 5,2 lần, cao hơn nhiều so với mức tăng GDP là 4,1 lần. Trong đó, khoản chi lớn thứ hai sau chi thường xuyên trong tổng chi NSNN là chi cho đầu tư phát triển. Chi đầu tư phát triển có tỷ trọng trong khoảng từ 20% đến 31% tổng chi NSNN hàng năm. Đặc biệt, trong những năm 2001-2003 và 2009-2010 khi Chính phủ thực hiện các chính sách kích cầu đầu tư, kích thích kinh tế để ngăn chặn suy thoái thì chi tiêu NSNN cho đầu tư phát triển đã tăng vọt so với những năm khác.

Theo các chuyên gia kinh tế, với mô hình kinh tế hiện nay, tăng trưởng chủ yếu dựa vào lao động và tăng vốn đầu tư thì khả năng vốn đầu tư phát triển từ NSNN sẽ vẫn tăng cao trong những năm tới.

Nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (Bộ Tài chính) đã chỉ ra một số tồn tại trong chi đầu tư từ nguồn vốn NSNN. Theo đó, công tác quy hoạch và phê duyệt dự án đầu tư còn nhiều hạn chế. Quy hoạch chưa theo kịp sự phát triển, bởi về nguyên tắc quy hoạch phải được xây dựng đồng bộ, dài hơi và phải đi trước một bước để tạo tiền đề cho hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, nhiều dự án không làm được điều này, gây chậm trễ tiến độ như dự án Quốc lộ 32 không quy hoạch cùng với làm đường sắt ngầm đến Nhổn.

Ngoài ra, một số dự án được phê duyệt và triển khai không đúng với quy hoạch hoặc không được quy hoạch nên công trình sau khi hoàn thành đã phải tháo dỡ hay không hoạt động do thiếu nguồn cung cấp nguyên liệu gây thất thoát nhiều tỷ đồng cho Nhà nước, như Dự án Nhà máy đường Linh Cảm (Hà Tĩnh), dự án nhà máy đường Sơn La... xây dựng xong không thể hoạt động được, phải tốn thêm một lượng kinh phí khá lớn để di dời.

Bên cạnh đó, nguyên nhân từ đầu tư dàn trải thiếu tập trung, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý; tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư; khâu quyết toán chậm trễ... cũng dẫn đến việc giảm hiệu quả trong chi đầu tư từ nguồn vốn NSNN.

Sắp xếp hợp lý nội dung chi từ NSNN

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi đầu tư từ nguồn vốn NSNN, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính cho rằng, cần coi vấn đề quy hoạch là yếu tố cơ bản tạo tiền đề cho hoạt động chi từ nguồn vốn NSNN.

Quy hoạch phát triển ở đây không phải là xây dựng riêng rẽ cho từng địa phương, với thời hạn vài chục năm mà quy hoạch tổng thể hoàn chỉnh cho cả nước, trong đó có phần chi tiết cụ thể của từng địa phương. Với yêu cầu như vậy, xã hội cần phải dành ra một khối lượng nhân tài, vật lực thỏa đáng để thực hiện. Dưới góc độ tài chính, đây là khoản chi quan trọng của NSNN và cần phải xác định đó là khoản chi đầu tư rất cơ bản.

Dự kiến trong giai đoạn đến năm 2015, bố trí dự toán chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN khoảng 19-20%, kể cả chi đầu tư từ nguồn xổ số kiến thiết, trái phiếu Chính phủ thì đạt 24-25% tổng chi NSNN.

Năm 2012, bố trí bằng 19,9% tổng chi NSNN (dự toán năm 2011 là 20,9%), tính cả nguồn trái phiếu Chính phủ và nguồn thu xổ số kiến thiết thì bằng khoảng 25% tổng chi NSNN và 8,2%GDP (dự toán năm 2011 tương ứng là 26,3% và 9%).

(Nguồn: Bộ Tài chính)

Cùng với đó, sẽ sắp xếp lại phạm vi và nội dung chi đầu tư từ NSNN một cách hợp lý. Đối với chi đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, quan điểm chỉ đạo là NSNN chỉ chi cho các công trình không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp hoặc hoàn toàn không có khả năng thu hồi vốn, vì các công trình này tư nhân và các thành phần kinh tế không thực hiện đầu tư.

Còn lại các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, nên giảm thấp, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn phần vốn đầu tư của Nhà nước. Ngược lại, Nhà nước khuyến khích các cơ chế đầu tư khác như BT, BOT... để tư nhân và các thành phần kinh tế thực hiện đầu tư theo cơ chế thị trường.

Về chi cho các chương trình kinh tế- xã hội, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính dự báo đây là một nội dung chi có thể tăng trong thời gian tới của NSNN. Do đó, cần quan tâm hơn nữa việc chi đầu tư cho các chương trình kinh tế- xã hội, đặc biệt cho các lĩnh vực để phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thực hiện công bằng xã hội. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả của khoản chi này, kinh phí chỉ nên do một cấp ngân sách đảm bảo, không nên lồng ghép như hiện nay, dễ gây thất thoát, lãng phí,

Ngoài ra, một biện pháp được Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính đề xuất đó là, thực hiện có chế quản lý chi đầu tư từ nguồn vốn NSNN theo hướng đặt hàng và mua lại sản phẩm cuối cùng. Tiền của NSNN chỉ được chi ra khi nhà cung cấp đã hoàn thành sản phẩm và bàn giao cho Nhà nước.

Khi đó, nếu sản phẩm đáp ứng được đầy đủ tất cả các điều kiện như đã cam kết trong đơn đặt hàng thì thủ tục thanh toán mới được tiến hành. Và ngược lại, sản phẩm không thỏa mãn được các yêu cầu như đã cam kết, thì Nhà nước hoàn toàn có quyền từ chối thah toán, dừng việc chi tiêu lại.

Về tổng thể, trong năm 2012, Bộ Tài chính tiếp tục điều hành chi NSNN nói chung theo hướng chặt chẽ, tiết kiệm, góp phần kiềm chế lạm phát và nâng cao hiệu quả chi tiêu công. Trong đó, tiếp tục điều chỉnh lại cơ cấu NSNN theo hướng ưu tiên đầu tư cho con người và thực hiện các chính sách xã hội, giảm tỷ trọng chi đầu tư từ NSNN, đồng thời huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển.

Minh Anh

相关内容
推荐内容