【kq genk】Tiền mã hóa không còn an toàn với tội phạm
Bitcoin (BTC) thường được những người ủng hộ tiền số cho rằng là loại tài sản không bị kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ hoặc luật pháp do tính phi tập trung.
Tuy nhiên,ềnmãhóakhôngcònantoànvớitộiphạkq genk vụ hack 3,6 tỷ USD của sàn Bitfinex của cặp vợ chồng tại New York hay cách chính phủ Canada khóa tài khoản bằng tiền số hỗ trợ cho cuộc biểu tình “Đoàn xe tự do” cho thấy điều ngược lại.
Các tình huống trên đặt ra một câu hỏi: Nếu tiền số được sử dụng với mục đích xấu, các chính phủ sẽ hành động gì với số tài sản đó?
Bitcoin không còn nằm ngoài tầm kiểm soát
Nhìn chung, các nước có cách tiếp cận khác nhau với từng tình huống do chưa có quy định cụ thể. “Chính phủ Mỹ đang nghiên cứu phương pháp để thu hồi Bitcoin lưu trữ trong ví lạnh của các hacker”, Crane Hassold, cựu nhân viên phân tích tại Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) chia sẻ.
Bitcoin và tiền số đang được đưa vào tầm ngắm. Ảnh: Bitcoinist. |
Ông Crane cho rằng tội phạm an ninh mạng đang sử dụng tiền số phục vụ cho các hoạt động của chúng. Điều này phần nào gây áp lực đến các nhà làm luật phải tiến hành các bước đi để pháp lý hóa tiền số cũng như đưa ra chiến lược đối phó với các vụ hack.
Vụ hack sàn Bitfinex gây thiệt hại 3,6 tỷ USD được xem là ví dụ điển hình cho quy trình làm việc với lượng tiền số được sử dụng trái phép. Theo Bộ Tư pháp Mỹ, đây là “lượng tài sản bị tịch thu lớn nhất lịch sử” và là minh chứng cho việc “tiền mã hóa không phải là tài sản trú ẩn dành cho tội phạm”.
Lichtenstein, người chồng trong vụ án Bitfinex đã lưu trữ các mã khóa bí mật (private key), dùng để đăng nhập vào các ví tiền số chứa 3,6 tỷ USD Bitcoin trên nhiều nền tảng điện toán đám mây. Ngay sau khi Bộ Tư pháp ra quyết định khám xét cơ sở cung cấp nền tảng đám mây, họ đã truy cập vào tập tin chứa địa chỉ 2.000 ví tiền số và các mã khóa bí mật của chúng.
Sơ đồ di chuyển của số Bitcoin trị giá 3,6 tỷ USD. Ảnh: Bộ Tư pháp Mỹ. |
Toàn bộ số BTC thu giữ được đang "trực thuộc sự quản lý của chính phủ Mỹ". Tuy nhiên, chưa rõ cách mà cơ quan điều tra của Mỹ sẽ xử trí lượng tiền số mà thu giữ được như thế nào.
Bên kia bờ đại dương, cảnh sát Anh có những bước đi ấn tượng hơn. Đội ngũ điều tra thành phố Manchester vừa trao trả lại 5 triệu USD cho các nạn nhân trong nhiều vụ lừa đảo tiền số.
Cảnh sát Anh cho biết họ thu giữ 1 USB có chứa 10 triệu USD dưới dạng Ethereum có nguồn gốc từ các vụ lừa đảo và quyết định trả lại cho người bị hại. Theo DeCrypt, 435 triệu USD là tổng lượng Bitcoin thu hồi được từ các hoạt động phi pháp từ năm 2017 đến nay tại Anh.
Theo bộ luật tội phạm tại Anh, tiền mã hóa được xem là một loại tài sản, không đánh giá chúng tương đương với tiền mặt như tại Mỹ. Vì thế, để thu giữ tiền số sử dụng bất hợp pháp, cần có phán quyết của tòa án trước. Đây là điểm khác biệt khi Bộ Tư pháp Mỹ đã thu giữ toàn bộ lượng BTC từ vụ hack trước khi cặp vợ chồng chủ mưu bị kết án.
Cách xử lý trong trường hợp khẩn cấp
Bên kia biên giới của Mỹ, Canada cũng xử lý gọn lượng BTC được quyên góp cho phong trào “Đoàn xe tự do”. Đây là cuộc biểu tình chống các chính sách về Covid-19 của chính phủ của giới tài xế xe tải.
Ngày 15/2, chính phủ Canada đã sử dụng điều khoản trong đạo luật tình huống khẩn cấp, qua đó khóa toàn bộ tài khoản hỗ trợ cho người biểu tình, trong đó có các ví tiền số.
Điều khoản này cho phép chính phủ đóng băng lượng tiền tài trợ mà không cần phán quyết từ tòa án. “Lần đầu tiên chính phủ Canada có hành động mạnh mẽ nhắm đến Bitcoin và tiền số”, Paul Champ, luật sư tại Ottawa, thủ đô Canada nhận định.
Đoàn xe biểu tình tại Canada vào giữa tháng 2 vừa qua. Ảnh: BBC. |
Người biểu tình không thể mua, bán hoặc chi trả hỗ trợ dù là bằng tiền số, một tài sản được cho là phi tập trung. Hành động của chính phủ Canada đã đánh vào yếu điểm của dòng người biểu tình. Theo Decrypt, khoảng 150 ví tiền số nằm trong danh sách đóng băng.
Đòn đánh của chính phủ Canada đã dấy lên sự quan tâm đến bản chất của tiền số và các loại ví mà nhà đầu tư nên lựa chọn để lưu trữ.
Bình luận về vụ biểu tình, Brian Armstrong, CEO sàn tiền số Coinbase cho rằng sử dụng các loại ví không lưu ký là điều quan trọng cần thực hiện đối với nhà đầu tư tiền số. Loại ví này cho phép người dùng tự quản lý lượng tiền số của mình, qua đó tránh bị đóng băng tài khoản bởi một bên thứ ba hoặc cơ quan quản lý.
Ngoài ra, sử dụng ví không lưu ký giúp giảm bớt các tình huống bị hack hoặc lộ thông tin tài khoản do các thao tác bấm nhầm vào đường dẫn độc hại. Từ đó hạn chế các vụ lừa đảo hoặc chiếm đoạt tiền số.
Thông tin về loại coin trong bài viết không phải là lời khuyên đầu tư từ Zing News. Hoạt động đầu tư tiền số chưa được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ. Các loại tiền số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.
(Theo Zingnews)
Bitcoin tăng vọt, vốn hoá thị trường vượt qua đồng Rúp Nga
Đồng tiền mã hoá Bitcoin (BTC) đã vượt mốc 40.000 USD trong ngày cuối cùng của tháng 2.
相关推荐
- Truy tìm tài xế ô tô tải đâm tử vong người đi bộ trên cao tốc rồi bỏ chạy
- Soi kèo góc Rayo Vallecano vs Real Madrid, 20h00 ngày 18/2
- Soi kèo góc Hellas Verona vs Juventus, 00h00 ngày 18/2
- Soi kèo góc Chelsea vs Leeds, 2h30 ngày 29/2
- Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét
- Soi kèo phạt góc Napoli vs Barca, 03h00 ngày 22/2
- Soi kèo phạt góc Girona vs Vallecano, 03h00 ngày 27/2
- Soi kèo phạt góc RB Leipzig vs Real Madrid, 03h00 ngày 14/2