【kết quả vđqg indonesia】Doanh nghiệp cà phê trong nước khó cạnh tranh do vốn ít

时间:2025-01-11 17:46:00来源:88Point 作者:Thể thao

doanh nghiep ca phe trong nuoc kho canh tranh do von it

Phần lớn cà phê của Việt Nam được xuất khẩu dưới dạng thô. Ảnh: ST

Cụ thể,ệpcàphêtrongnướckhócạnhtranhdovốníkết quả vđqg indonesia sản lượng xuất khẩu cà phê của Columbia chỉ đạt 13,3 triệu bao, thấp hơn nhiều so với mức 20,6 triệu bao của Việt Nam. Nhưng giá trị xuất khẩu của Colombia đạt tới 2,6 tỷ USD, cao hơn so với mức 2,4 tỷ USD của Việt Nam.

Đáng chú ý là Đức và Thụy Sỹ nhờ vào chế biến sâu từ cà phê nhân nhập khẩu và tái xuất đã đạt vị trí lần lượt thứ 4 và thứ 5 về giá trị xuất khẩu cà phê, với giá trị lần lượt là 2,2 tỷ USD và 2 tỷ USD.

Theo Vicofa, hiện trong nước có 150 doanh nghiệp xuất khẩu cùng hơn 3.000 đại lý tham gia thu mua cà phê, trong đó có 13 doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, chỉ 1/3 số doanh nghiệp có nhà máy chế biến cà phê nhân xuất khẩu, 90% doanh nghiệp trong nước và 100% doanh nghiệp FDI mua cà phê nhân thông qua thương lái và đại lý thu mua để xuất khẩu, dẫn đến chất lượng cà phê xuất khẩu chưa cao. Đồng thời, do thiếu sự liên kết trong đàm phán về giá xuất khẩu cà phê, dẫn đến bị ép giá hoặc phá giá xuất khẩu. Hiện hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam bán hàng thông qua 26 đầu mối và doanh nghiệp nước ngoài mà chưa tiếp cận trực tiếp với các nhà rang xay cà phê thế giới.

Hiện tại, tỷ lệ cà phê hòa tan, cà phê rang xay của Việt Nam mới đạt khoảng 10%. Điều này làm giảm đáng kể giá trị gia tăng của ngành cà phê và mất cơ hội cạnh tranh, nhất là khi Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do.

Do đó, ông Hòa khẳng định để nâng cao giá trị gia tăng cho ngành cà phê, nhất thiết phải cải thiện khâu chế biến thông qua việc chế biến sâu sản phẩm như cà phê rang xay, cà phê hòa tan và một số dạng cà phê chế biến sâu khác như cà phê viên nén, cà phê pha túi lọc, cà phê khử cafein…

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi doanh nghiệp phải đảm bảo những điều kiện nhất định. Theo đó, phải xây dựng được chiến lược phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là chiến lược phát triển thị trường; năng lực quản trị của doanh nghiệp cũng phải được cải thiện đáng kể so với hiện nay với đội ngũ quản lý, kỹ thuật, marketing… được đào tạo bài bản. Về phương diện tài chính, doanh nghiệp phải có đủ vốn để đầu tư chiều sâu. Trong bối cảnh hầu hết các DN Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn ít, nếu vay vốn với lãi suất cao để đầu tư dài hạn là rất khó khả thi.

Theo Vicofa, vốn đầu tư vào cà phê rang xay hiện khoảng 15-17 tỷ đồng/ trung bình 1.000 tấn công suất/năm. Đối với cà phê hòa tan là 150 tỷ đồng/2.000 tấn công suất/năm. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam rất khó cạnh tranh trong đầu tư dài hạn với các DN nước ngoài.

Tại hội thảo, các ý kiến cũng cho rằng, bên cạnh việc đầu tư cho khâu chế biến sâu, cần thiết phải xây dựng được thương hiệu cà phê quốc gia cũng như phát triển được thị trường tiêu thụ ổn định để gia tăng sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài ở thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

相关内容
推荐内容