【ti so empoli】Điện tử hóa các bước giải quyết hồ sơ hoàn thuế phục vụ doanh nghiệp

  发布时间:2025-01-10 15:43:46   作者:玩站小弟   我要评论
Ngành Thuế ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong giải quyết hoàn thuế. Ảnh: TLBan hành trên 17,7 ti so empoli。
Điện tử hóa các bước giải quyết hồ sơ  hoàn thuế phục vụ doanh nghiệp
Ngành Thuế ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong giải quyết hoàn thuế. Ảnh: TL

Ban hành trên 17,7 nghìn quyết định hoàn thuế

Thông tin về công tác giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), bà Lê Thị Duyên Hải - Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế (Tổng cục Thuế) cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 470/CĐ-TTg ngày 26/5/2023 và chỉ đạo của Bộ Tài chính tại Công văn số 5427/BTC-VP ngày 26/5/2023, cơ quan thuế đã đẩy mạnh công tác hoàn thuế GTGT đảm bảo kịp thời, tránh tình trạng chậm muộn hoàn thuế, đồng thời đảm bảo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế để kiểm soát chặt chẽ, phát hiện kịp thời các hành vi gian lận, trục lợi ngân sách nhà nước (NSNN) từ hoàn thuế GTGT.

Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp

Năm 2024, ngành Thuế sẽ đẩy mạnh công tác đối thoại, làm việc trực tiếp với các hiệp hội, DN phát sinh vướng mắc về hoàn thuế GTGT trên địa bàn để trao đổi, nắm bắt, tháo gỡ, báo cáo cấp có thẩm quyền kịp thời có phương án xử lý theo đúng thẩm quyền, quy định pháp luật, tạo điều kiện tối đa trong công tác hoàn thuế GTGT cho DN, hỗ trợ sản xuất kinh doanh.

Cùng với đó, Tổng cục Thuế đã ban hành quy trình hoàn thuế mới và bộ tiêu chí áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế và lựa chọn doanh nghiệp (DN) có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế. Đồng thời, ngành Thuế đã xây dựng và triển khai vận hành “Ứng dụng phân loại hồ sơ hoàn thuế tự động” trong toàn ngành từ ngày 28/10/2023 nhằm tự động hóa trong khâu phân loại hồ sơ hoàn thuế, điện tử hóa các bước giải quyết hồ sơ hoàn thuế, từ đó đẩy nhanh công tác giải quyết hồ sơ cũng như kiểm soát chặt chẽ, ngăn ngừa rủi ro trong công tác quản lý hoàn thuế.

Để đẩy mạnh công tác giải quyết hoàn thuế GTGT, Tổng cục Thuế đã thành lập đoàn công tác về hoàn thuế trực tiếp làm việc với các cục thuế có lượng hồ sơ và số thuế đề nghị hoàn tồn lớn để nắm bắt vướng mắc về chính sách thuế GTGT, chính sách quản lý thuế từ cơ quan thuế các cấp, các hiệp hội, DN, từ đó có giải pháp chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tiễn, đồng thời, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung, sửa đổi các chính sách có liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hoàn thuế GTGT.

Ngoài ra, Tổng cục Thuế đã xây dựng giáo trình giảng dạy và đào tạo chuyên đề thanh tra, kiểm tra chuyên sâu về công tác hoàn thuế GTGT cho các công chức thuế làm công tác thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận, trục lợi NSNN.

Với việc thực hiện quyết liệt, khẩn trương của cơ quan thuế các cấp, công tác quản lý hoàn thuế GTGT đã có chuyển biến tích cực. Cụ thể, trong năm 2023, tính đến ngày 17/12/2023, cơ quan thuế đã ban hành 17.751 quyết định hoàn thuế GTGT với tổng số tiền thuế hoàn là 135.875 tỷ đồng, bằng 84,9% ước thực hiện Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ, bằng 95% so với cùng kỳ năm 2022 thực hiện.

Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ hoàn thuế, ngành Thuế cũng đã thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với 7.275 quyết định hoàn, tương ứng với tổng số tiền hoàn là 45.757 tỷ đồng. Tổng số thuế truy hoàn và phạt là 324 tỷ đồng, trong đó: số thuế truy hoàn là 247 tỷ đồng, phạt là 77 tỷ đồng.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết hoàn thuế

Điện tử hóa các bước giải quyết hồ sơ hoàn thuế phục vụ doanh nghiệp
Người nộp thuế có thể đăng ký hoàn thuế điện tử trên eTax. Ảnh minh họa

Chia sẻ về nhiệm vụ trọng tâm công tác quản lý hoàn thuế GTGT và giải pháp triển khai trong năm 2024, bà Lê Thị Duyên Hải cho biết, Tổng cục Thuế tiếp tục rà soát để trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về thuế GTGT, quản lý thuế, hóa đơn điện tử (HĐĐT), cùng các pháp luật có liên quan để hạn chế, ngăn chặn được tình trạng thành lập DN “ma” để phát hành, sử dụng không hợp pháp HĐĐT nhằm gian lận hoàn thuế, trục lợi NSNN. Đồng thời các cơ chế, chính sách quản lý thuế cần quy định rõ ràng hơn trong việc phân định trách nhiệm của cơ quan thuế, cán bộ thuế với người nộp thuế trong công tác giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT khi các cơ quan chức năng phát hiện các hành vi gian lận trong hoàn thuế GTGT.

Đồng thời, ngành Thuế cũng sẽ ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong giải quyết hoàn thuế, từng bước tự động hóa tối đa, số hóa trong tiếp nhận, giải quyết, chi hoàn thuế GTGT để đảm bảo công tác giải quyết hoàn thuế được minh bạch, công khai, kịp thời, đúng quy định pháp luật và phòng chống, ngăn chặn tối đa gian lận, kiểm soát chặt chẽ chi hoàn thuế GTGT. Trong đó chú trọng việc rà soát các chuỗi DN có mua bán hàng hóa với các DN hoàn thuế trước khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế, qua đó sớm xác định các trường hợp rủi ro cao về hoàn thuế GTGT để có phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT phù hợp. Qua đó đẩy nhanh thời gian hoàn thuế, tập trung nguồn lực vào việc kiểm soát chặt chẽ các DN có dấu hiệu rủi ro cao, gian lận hoàn thuế GTGT.

Cùng với đó, ngành Thuế sẽ khai thác dữ liệu HĐĐT phục vụ công tác quản lý hoàn thuế; xây dựng các công cụ hỗ trợ cơ quan thuế trong quá trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế như công cụ đối chiếu tờ khai hải quan; công cụ đối chiếu, rà soát HĐĐT hàng hóa, dịch vụ mua vào liên quan đến hồ sơ hoàn thuế.

Ngành Thuế cũng sẽ thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các Hiệp hội, DN, người nộp thuế để kịp thời nắm bắt các vướng mắc, tồn tại trong công tác quản lý hoàn thuế GTGT, từ đó kịp thời có các điều chỉnh phù hợp trong các chỉ đạo điều hành, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn quản lý từng thời kỳ.

Tổng cục Thuế cũng sẽ chỉ đạo, đôn đốc các cục thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra các DN có rủi ro cao trong công tác hoàn thuế để tổng hợp, rút kinh nghiệm đưa ra các hành vi vi phạm phổ biến, các dấu hiệu rủi ro..., trên cơ sở đó nhân rộng triển khai chỉ đạo toàn ngành đảm bảo quản lý hiệu quả công tác hoàn thuế và thanh tra, kiểm tra hoàn thuế; nghiên cứu xây dựng các cơ chế phối hợp liên ngành (đăng ký kinh doanh, công an,...) để thu thập thông tin dữ liệu áp dụng trong phân loại rủi ro hồ sơ hoàn thuế./.

相关文章

最新评论