【tỉ số trận bologna】Nghi vấn Hòa Bình giao thầu thiếu khách quan cho Công ty Hoàng Sơn
作者:La liga 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 14:39:50 评论数:
Dự ánđầu tưxây dựng công trình kiên cố hóa khắc phục tình trạng sạt lở mái taluy đoạn Km78+300 đến km153,ấnHòaBìnhgiaothầuthiếukháchquanchoCôngtyHoàngSơtỉ số trận bologna Quốc lộ 6 được triển khai theo lệnh khẩn cấp của Thủ tướng Chính phủ được lãnh đạo Hòa Bình giao thầu cho Hoàng Sơn thực hiện |
Hoàng Sơn là ai?
Thanh tra Chính phủ vừa hoàn tất Kết luận thanh tra về công tác quản lý sử dụng đất, quản lý đầu tư xây dựng tại tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2004 – 2014. Và không phải ngẫu nhiên mà trong phần kiến nghị của bản kết luận dài 41 trang A4 này, Thanh tra Chính phủ lại đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình thực hiện nghiêm túc những loại hình dự án áp dụng lệnh khẩn cấp theo Nghị định số 71/NĐ – CP ngày 6/6/2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư công trình đặc thù, tránh tình trạng lạm dụng để giao thầu thiếu khách quan, thiết kế dự toán không chính xác, gây thất thoát vốn nhà nước.
Hiện chưa rõ 5 dự án (gồm 3 dự án do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hòa Bình làm chủ đầu tư; 1 dự án do Sở GTVT Hòa Bình làm chủ đầu tư và 1 do Văn phòng Tỉnh ủy Hòa Bình làm chủ đầu tư) để tiến hành thanh tra được lựa chọn theo một tiêu chí cụ thể nào, nhưng những sai sót liên quan đến trình tự đầu tư xây dựng cơ bản tại các dự án này là nghiêm trọng. Trong số này, đáng lưu ý là sự xuất hiện của Công ty cổ phần đầu tư Năng lượng – Xây dựng – Thương mại Hoàng Sơn (Công ty Hoàng Sơn) tại hầu hết các gói thầu trọng yếu từ xây dựng thủy lợi, giao thông, dân dụng kỹ thuật cao mà phần lớn là qua chỉ định thầu.
Được biết, Công ty Hoàng Sơn có trụ sở ở Tổ 1, phường Tân Thịnh, Tp. Hoà Bình; vốn điều lệ là 270 tỷ đồng do Nguyễn Thanh Thanh là Chủ tịch HĐQT.
Tiền thân của Công ty cổ phần đầu tư Năng lượng – Xây dựng – Thương mại Hoàng Sơn là Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Sơn thành lập ngày 19/3/2001 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 2502000031 - Sở KH&ĐT.
Vị trí Chủ tịch Hoàng Sơn từ năm 2013 trở về trước là ông Nguyễn Cao Sơn. Ông Sơn hiện đang giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệptỉnh Hòa Bình nhiệm kỳ 2015-2020.
Theo đó, công trình sử dụng vốn ngân sách đầu tiên có sự xuất hiện của Công ty Hoàng Sơn là Dự án nạo vét, gia cố chỉnh trị dòng sông Bôi để thoát lũ nhanh cho các huyện Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình được phê duyệt năm 2009, có tổng mức đầu tư 798,6 tỷ đồng, hầu hết các gói thầu xây lắp quan trọng thuộc hợp phần kè chống sạt lở và nạo vét lòng sông trị giá 562 tỷ đồng đều rơi vào tay Hoàng Sơn. Với lý do cấp bách, các gói thầu được UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định thầu cho nhà thầunày thi công gồm: Gói thầu đoạn kè KT14 có giá dự toán 91 tỷ đồng; Gói thầu kè KP12, KT14, KT15, KT16 có giá trị 124 tỷ đồng.
Tại Dự án mở rộng mặt đê Đà Giang kết hợp đường giao thông hai bên bờ sông Đà, Tp.Hòa Bình do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hòa Bình làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư 165 tỷ đồng, sau khi một mình trúng gói thầu mở rộng mặt đê bờ phải (giai đoạn I – năm 2012) có giá trúng thầu là 19,2 tỷ đồng, liên danh Hoàng Sơn – Công ty TNHH đầu tư và XDTM Mỹ Phong lại trúng tiếp 1 gói thầu xây lắp lớn nhất tại giai đoạn II (năm 20130 với giá trị hợp đồng là 110 tỷ đồng).
Không chỉ được đánh giá cao về năng lực thi công công trình thủy công, Hoàng Sơn cũng được lãnh đạo Hòa Bình tín nhiệm chỉ định thầu giao cho thi công một công trình giao thông có quy mô lớn trên địa bàn là Dự án đầu tư xây dựng công trình kiên cố hóa khắc phục tình trạng sạt lở mái taluy đoạn Km78+300 đến km153, Quốc lộ 6 được triển khai theo lệnh khẩn cấp của Thủ tướng Chính phủ với tổng dự toán lên tới 662 tỷ đồng (năm 2012).
Trước đó, vào năm 2010, Hoàng Sơn cũng đã được Tỉnh ủy Hòa Bình ký hợp đồng (thông qua đấu thầu) thi công gói thầu số 8 xây lắp trụ sở Văn phòng Tỉnh ủy với giá hợp đồng sau điều chỉnh là 54,24 tỷ đồng.
Nhà thầu “sân gì cũng đá”
Cần phải nói thêm rằng, dự án duy nhất trong số 5 công trình bị đoàn Thanh tra Chính phủ soi “lọt khỏi tay” Hoàng Sơn là Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo nâng cấp đường Tân Mai – Tân Dân, huyện Mai Châu. Tổng mức đầu tư Dự án này chỉ vào khoảng 50 tỷ đồng do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hòa Bình làm chủ đầu tư.
Theo các chuyên gia, sự xuất hiện với tần suất khá dày tại 5 dự án có thể giải thích là do đây nhà thầu có năng lực đặc biệt, “đá giỏi” mọi sân từ thủy lợi, giao thông đến xây dựng dân dụng.
Tuy nhiên, nếu chiểu theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, tiến độ triển khai các dự án có sự góp mặt của nhà thầu này đều bị “thủng” khá sâu đi liền với việc phát sinh thêm chi phí.
Tại gói thầu doạn kè KT14, Dự án nạo vét, gia cố chỉnh trị dòng sông Bôi để thoát lũ nhanh cho các huyện Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy, sau khi ký hợp đồng vào ngày 29/12/2009, chủ đầu tư đã nhanh nhảu tạm ứng cho nhà thầu 18,1 tỷ đồng nhưng đến tận tháng 7/2010 nhà thầu mới triển khai thi công, tạo điều kiện cho Hoàng Sơn chiếm dụng vốn 7 tháng. Tại hạng mục này, với lý do chậm bàn giao mặt bằng, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hòa Bình đã phải gia hạn hợp đồng tới 4 lần với mốc hoàn thành cuối cùng là tháng 12/2015.
“Như vậy mục tiêu thực hiện dự án cấp bách, để chống sạt lở trong mùa mưa lũ2010 như Hòa Bình xin với Chính phủ là không thực hiện được. Đồng thời với kéo dài thời gian thi công là việc điều chỉnh dự án, điều chỉnh thiết kế - dự toán gói thầu làm tăng giá trị xây lắp do trượt giá, gây lãng phí ngân sách”, Thanh tra Chính phủ kết luận.
Cũng tại gói thầu này, Thanh tra đã phát hiện 1 tình huống hy hữu là quyết định phê duyệt chỉ định thầu cho Hoàng Sơn được ký vào ngày 15/12/2009 nhưng phải đến tận ngày 28/12/2009, chủ đầu tư mới phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán gói thầu. Việc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hòa Bình thực hiện phê duyệt kết quả chỉ định thầu khi chưa có dự toán gói thầu được duyệt là vi phạm Luật Đấu thầu – Thanh tra chính phủ xác định.
Tại Dự án xây dựng công trình kiên cố hóa khắc phục tình trạng sạt lở mái taluy đoạn Km78+300 đến km153, Quốc lộ 6 mặc dù được thực hiện theo lệnh khẩn cấp của Thủ tướng Chính phủ vào đầu năm 2012 nhưng phải đến cuối năm 2014 công trình này mới có thể hoàn thành. Với tính chất và quy mô dự án lớn (giá trị xây lắp lên tới hơn 600 tỷ đồng) bị chậm tiến độ là không đáp ứng yêu cầu đối với công trình thi công theo lệnh khẩn cấp, làm giảm ý nghĩa của việc chỉ định thầu.
Sai sót cũng xuất hiện ngay trong dự án xây dựng trụ sở do Văn phòng Tỉnh ủy Hòa Bình làm chủ đầu tư. Tại Dự án do Hoàng Sơn trúng thầu này, đối với hạng mục thi công cửa gỗ lim Nam Phi, Thanh tra Chính phủ cho rằng, chủ đầu tư đã sử dụng đơn giá quá cao so với giá cả thực tế thị trường. Theo quy định, chủ đầu tư lẽ ra phải căn cứ thông báo giá trên địa bàn tỉnh Hòa Bình do Liên sở Tài chính, Xây dựng công bố thì Văn phòng Tỉnh ủy Hòa Bình lại thuê đơn vị thẩm định giá 1 đơn vị tại Hà Nội tiến hành khảo sát lấy báo giá (không ký tên, đóng dấu) của một số doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hà Nội không có chức năng chính sản xuất kinh doanh cửa gỗ. Sai sót này đã khiến hạng mục cửa gỗ tăng 3,8 tỷ đồng so với dự toán được duyệt.
Điều đáng lưu ý là theo báo cáo của UBND tỉnh Hòa Bình, số dự án trình phê duyệt trong giai đoạn 2004 – 2014 là 549 dự án, trong đó có 61 dự án chưa có kế hoạch đấu thầu. Qua thanh tra trực tiếp một số dự án, Thanh tra Chính phủ nhận thấy, việc vận dụng chỉ định thầu theo danh mục dự án cấp bách, hoặc thi công theo lệnh khẩn cấp đều không có kế hoạch được duyệt là vi phạm các quy định của Luật Đấu thầu. Tổng số tiền vi phạm tại 5 dự án được Thanh tra Chính phủ kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình xử lý là 49 tỷ đồng.