【southampton vs bournemouth】Hoàn thiện Luật Xử lý vi phạm hành chính
Thảo luận trực tuyến về dự thảo Luật sửa đổi,ệnLuậtXửlviphạsouthampton vs bournemouth bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội đánh giá cao hiệu quả quản lý nhà nước của luật sau 7 năm thi hành. Song một số quy định của luật đã dần bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định, do đó cần được tiếp tục hoàn thiện.
Đại biểu Phạm Hồng Phong, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, phát biểu tại phiên thảo luận trực tuyến.
Còn chồng chéo,vướng mắc
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, so với dự thảo luật đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, dự thảo luật lần này đã tiếp thu, chỉnh lý cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp ở nhiều điều, khoản để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi và rõ ràng của các quy định. Trong đó tập trung vào 6 nhóm vấn đề cụ thể như: quy định về tái phạm; nguyên tắc xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần; thẩm quyền xử phạt; các hành vi bị nghiêm cấm; trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong xử lý vi phạm hành chính…
Thảo luận phiên họp, đa số ý kiến của các đại biểu Quốc hội nhất trí với nhiều nội dung của dự thảo luật đã được chỉnh lý. Tuy nhiên, các đại biểu vẫn còn băn khoăn cho rằng một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 chưa được dự thảo luật đưa vào sửa đổi lần này.
Theo đại biểu Phạm Hồng Phong, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, tại Điều 58, dự thảo quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính là: “Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ” trong lĩnh vực quản lý của mình. Theo đại biểu Phạm Hồng Phong, quy định này trước đây đã tạo ra sự hỗn loạn trong việc xử phạt vi phạm hành chính ở các địa phương, trong đó không rõ người nào sẽ lập biên bản? Người lập biên bản không phải là người có thẩm quyền xử phạt thì quyết định xử phạt vi phạm hành chính có đúng không?
Tuy nhiên, trong lần sửa đổi này, đại biểu cho rằng dự thảo lại bỏ qua thẩm quyền của người lập biên bản thì chắc chắn khi áp dụng vào thực tiễn sẽ tiếp tục gây khó khăn cho người có thẩm quyền xử phạt vì chẳng biết người nào lập biên bản vi phạm hành chính sẽ là hợp pháp?
Do vậy, đại biểu Phong đề nghị cần bổ sung quy định về chủ thể có thẩm quyền lập biên bản xử lý vi phạm hành chính theo hai hướng: Một là, người đang thi hành công vụ mà lập biên bản vi phạm hành chính đúng với nhiệm vụ, công vụ được giao được xem là biên bản hợp pháp. Hai là, người đang thi hành công vụ mà phát hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc nhiệm vụ, công vụ của mình thì lập biên bản vi phạm pháp luật và chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính.
Đại biểu Tô Văn Tám, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum, đề nghị ban soạn thảo dự thảo luật cần tăng mức phạt hành chính ở cấp xã, vì theo đại biểu, hiện nay mức phạt 2 triệu đồng thấp quá, từ đó, nhiều vụ xử phạt hành chính với mức phạt hơn 2 triệu đồng dồn lên cấp huyện, khiến cấp huyện quá tải. Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng, vấn đề xử phạt hành vi xúc phạm đối với quốc kỳ, quốc huy, quốc ca có xử lý hình sự, nhưng chưa có xử phạt hành chính và xúc phạm đảng kỳ chưa có hình thức xử lý. Do đó, đại biểu Tám đề nghị cần bổ sung hình thức xử phạt đối với các hành vi xúc phạm trên.
Tranh luận việc cắt điện, cắt nước
Một trong những nội dung được nhiều đại biểu tranh luận là đề xuất ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức vi phạm trong xây dựng công trình, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…
Tại phiên thảo luận, đại biểu Ma Thị Thúy, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang, cho rằng, nếu bổ sung biện pháp cưỡng chế “ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước...” sẽ vi phạm quyền con người cũng như các quy tắc xử phạt, thiếu sự phân hóa rõ ràng trách nhiệm hành chính đồng thời việc cung cấp dịch vụ điện nước được thực hiện theo hợp đồng dân sự được ký kết giữa cá nhân, tổ chức với đơn vị cung cấp.
“Do vậy, việc bổ sung biện pháp cưỡng chế này chưa thể hiện tính nhân văn, tính khả thi cũng không cao và trái với nguyên tắc tự thỏa thuận, tự chịu trách nhiệm trong Bộ luật Dân sự”, đại biểu Thúy nhấn mạnh.
Cùng đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Sần Sín Sỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai nêu ý kiến không nên sử dụng biện pháp cưỡng chế ngừng cung cấp dịch vụ điện nước, trong khi các quy định hiện hành về việc cưỡng chế xử phạt hành chính không gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc áp dụng biện pháp này sẽ vi phạm quyền con người và nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, ủng hộ việc bổ sung biện pháp cưỡng chế ngừng cung cấp điện, nước, đại biểu Bùi Quốc Phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình, nêu quan điểm: Thực tế đã có nhiều cá nhân, tổ chức vi phạm, nhất là trong lĩnh vực môi trường. Cho nên, nếu không bổ sung biện pháp cưỡng chế ngừng cung cấp điện, nước, thì các cơ sở, tổ chức vi phạm sẽ tiếp tục gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới đời sống, sức khỏe người dân sinh sống ở khu vực xung quanh cũng như lợi ích của cộng đồng.
“Do vậy, việc bổ sung biện pháp cưỡng chế “ngừng cung cấp điện, nước” là cần thiết, sẽ góp phần bảo đảm trật tự, kỷ cương quản lý hành chính nhà nước cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức có liên quan”, đại biểu Phòng cho biết.
Còn theo đại biểu Tô Văn Tám, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum, việc cưỡng chế ngưng cung cấp dịch vụ điện, nước là cần thiết. Các đối tượng vi phạm hành chính không tự giác thực hiện thì phải bị cưỡng chế và xử lý nghiêm. Tuy nhiên, theo đại biểu Tám, chỉ nên áp dụng biện pháp này trong một số lĩnh vực xây dựng và bảo vệ môi trường là phù hợp.
Kết thúc phiên thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Quốc hội đã ghi ý kiến đóng góp của 23 đại biểu, 9 đại biểu tham gia tranh luận. Theo đánh giá, các đại biểu tán thành cao với báo cáo giải trình, tiếp thu đối với dự án luật. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu lưu ý, cơ quan soạn thảo và thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính cần bảo đảm thời gian Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định liên quan đến dự thảo luật và đảm bảo triển khai luật đúng thời điểm thi hành luật. Đối với một số nội dung còn quan điểm khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ gửi phiếu xin ý kiến các đại biểu Quốc hội. |
ĐÌNH BẢO ghi nhận
相关文章
Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic worksJanuary 06, 2025 - 10:402025-01-24Hải quan Hải Phòng thu ngân sách đạt 25.310 tỷ đồng
Cán bộ Hải quan Hải Phòng hướng dẫn DN hoàn thiện thủ tục nhập khẩu. Ảnh: Hải AnhTheo Hải quan Hải P2025-01-24Hải quan Hải Phòng: Đánh giá năng lực 500 công chức
Đánh giá năng lực công chức phục vụ tiến trình cải cách hiện đại hóa ngành Hải quanĐánh giá năng lực2025-01-24Ngắm ảnh cưới của Hoa khôi bóng chuyền Việt Hương
Đầu tháng 4/2024, tay đập bóng chuyền Trần Việt Hương của CLB nữ Binh chủng Thông tin tổ chức lễ ăn2025-01-24Viettel đã “đưa” 5 Bộ, ngành lên cổng thông tin một cửa quốc gia
Khai trương Cổng thông tin một cửa Bộ Quốc phòng. (Nguồn: Viettel)Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viet2025-01-24- Được đánh giá cao hơn hẳn đối thủ Azerbaijan, Tottenham nhập cuộc có phần chủ quan, đặc biệt trung v2025-01-24
最新评论