【kết quả bóng đa hôm nay】Nỗi lo dịch bệnh trên gia cầm

时间:2025-01-09 13:15:28 来源:88Point

Ngoài cúm gia cầm thì bệnh tụ huyết trùng,ỗilodịchbệnhtrngiacầkết quả bóng đa hôm nay Newcastle, các bệnh về đường hô hấp đang trở thành nỗi lo của người chăn nuôi vào thời điểm cuối năm.

Lực lượng thú y cơ sở thực hiện phun hóa chất tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi cho người dân.

Theo thông tin từ ngành chuyên môn, năm nay, thời tiết thay đổi thất thường hơn các năm trước, kèm theo đó là nguy cơ cao cho quá trình chăn nuôi gia cầm của người dân. Dù bệnh cúm gia cầm được bà con hưởng ứng tiêm phòng, nhưng với những bệnh dễ bộc phát theo mùa như tụ huyết trùng, grumboro, các bệnh về đường hô hấp, vẫn chưa được quan tâm đúng mức, nhất là ở những hộ nuôi nhỏ lẻ.

Còn nhiều rủi ro

Khoảng 1 tháng trước, hơn 40 con gà của ông Nguyễn Văn Ở, ngụ ấp Phương Quới, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, bỗng dưng đổ bệnh và chết. Hiện chỉ còn lại hơn 10 con đang được nuôi nhốt trong chuồng. Là hộ nuôi gà lâu năm nên ông Ở luôn liệu tính được rủi ro dịch bệnh trên đàn gia cầm vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết trở lạnh. Từ đó, ông đã chủ động tạo môi trường chăn nuôi thông thoáng, kết hợp với việc làm chuồng kỹ lưỡng, may mùng bao phủ bên ngoài, làm sàn, tránh cho đàn gà tiếp xúc với nền đất ẩm ướt.

“Ban đầu, một số con có biểu hiện lờ đờ, rút cổ, bỏ ăn, vài ngày sau thì chết dần. Mặc dù tôi nuôi nhỏ lẻ để giết thịt, nhưng rất chú trọng môi trường chăn nuôi an toàn. Hơn hết là lo ảnh hưởng sức khỏe đến người thân trong gia đình từ đàn gà của nhà mình. Cho nên, mấy đợt cán bộ thú y xuống tiêm phòng bệnh cúm, tôi đều nhờ tiêm đầy đủ. Thế nhưng, chẳng hiểu sao tự dưng chúng phát bệnh rồi chết gần hết. Cứ vào mùa lạnh là hay gặp tình trạng trên”, ông Ở thở dài tiếc nuối khi kể về đợt hao hụt đàn gà vừa rồi.

Tương tự, vào tháng trước, bà Lê Thị Xuân, ở ấp Phương Quới, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, cũng bị hao hụt khoảng 10 con gà. Hiện, bà Xuân rất lo lắng cho đàn gà mới gây nuôi sẽ không thích nghi được với thời tiết đang trở lạnh. Bà Xuân bộc bạch: “Tôi ngán nhất là hai tháng cuối năm, bởi đó là lúc dịch bệnh dễ phát sinh. Rút kinh nghiệm lần hao hụt vừa rồi, tôi đã làm chuồng kín đáo hơn, tránh mưa tạt gió lùa. Giờ chỉ cần nghe có cán bộ thú y xuống tiêm phòng, tiêu độc khử trùng là tôi đón trước cổng để nhờ phun xịt, đề phòng trước rủi ro cho yên tâm”.

Tiêm phòng đầy đủ

Hiện ngành chức năng địa phương đã hoàn tất các hoạt động của Tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng đợt 2, năm 2016. Dù chịu nhiều ảnh hưởng bởi tình hình mưa bão, nhưng lực lượng thú y cơ sở đã tranh thủ những ngày nắng để phun khử trùng chuồng trại như kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, khẩn trương triển khai tiêm phòng cúm gia cầm đối với đàn mới phát sinh, đàn hết hạn miễn dịch. Có thể thấy, nhiều giải pháp đang được triển khai ở khắp các huyện, thị xã, thành phố, nhằm phát huy tối đa hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia cầm.

Ông Nguyễn Hùng Vỹ, Trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Vị Thủy, thông tin: “Bên cạnh hoàn tất công tác tiêu độc khử trùng đợt 2, năm 2016, chúng tôi chuẩn bị triển khai thực hiện tiếp kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên động vật vào thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017. Mặt khác, tiến hành rà soát, nắm chắc tổng đàn trên địa bàn để tiêm phòng, không bỏ sót và vận động người dân tiêm ngừa cúm gia cầm đầy đủ, hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ bùng phát dịch bệnh nguy hiểm này”.

Ông Trịnh Hùng Cường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, khuyến cáo: Bà con cần lưu ý hai vấn đề quan trọng là chăm sóc nuôi dưỡng và tiêm phòng đầy đủ bệnh. Riêng bệnh cúm gia cầm cần được tiêm phòng dứt điểm trước khi bước vào mùa lạnh. Ngoài ra, người chăn nuôi cần lưu ý những bệnh theo mùa nguy hiểm khác. Chẳng hạn như Newcastle, khả năng gây chết gia cầm rất cao, khoảng 80-90%, có thể xuất hiện vào mọi giai đoạn phát triển của gà; bệnh tụ huyết trùng ở thể cấp tính làm gia cầm chết nhanh.

Chưa kể là bệnh grumboro hay các bệnh về phổi cũng đem đến nhiều rủi ro. Tuy nhiên, theo ông Cường, đối với những bệnh nguy hiểm vừa nêu có thể phòng tránh bằng cách tiêm vắc-xin, cho nên người dân cần chủ động đến các cửa hàng thuốc thú y tìm mua hoặc nhờ thú y cơ sở hướng dẫn phương thức tiêm phòng cho phù hợp.

Theo ghi nhận của ngành chuyên môn, đối với người nuôi gia cầm quy mô vài trăm con trở lên, đa phần đều tuân thủ tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch. Riêng những hộ nuôi nhỏ lẻ thường ít chú trọng khâu tiêm phòng. Trong khi đó, càng về cuối năm thời tiết diễn biến bất thường là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh có sẵn trong cơ thể gia cầm bùng phát. Nhất là khi thời tiết trở lạnh, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch rất lớn, đó là lúc sức đề kháng của gia cầm giảm nên dễ bị vi khuẩn tấn công gây bệnh.

 

Bài, ảnh: THÚY HẰNG

推荐内容