【kèo nhà cáu】Ý tưởng khởi nghiệp thân thiện với môi trường

时间:2025-01-10 01:50:48 来源:88Point

Đến với cuộc thi khởi nghiệp lần thứ 2 năm 2021,ưởngkhởinghiệpthnthiệnvớimitrườkèo nhà cáu phần lớn các ý tưởng, dự án của thí sinh đều hướng theo làn sóng xanh, thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khỏe, mang giá trị kinh tế cho cộng đồng và giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc.

Bà Thúy Kiều rất vui khi nguyên liệu khổ qua rừng của người dân tạo ra những sản phẩm trà và đã được xuất khẩu.

Chia sẻ ý tưởng dự thi, bà Nguyễn Thị Thúy Kiều, hiện làm việc ở Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp - Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: “Tôi tham dự cuộc thi với ý tưởng sản xuất khổ qua rừng, từ việc thấy nhu cầu thị trường cần trái khổ qua rừng làm dược liệu hỗ trợ sức khỏe và làm mỹ phẩm. Với mong muốn sẽ đem lại lợi ích cho người dân về sức khỏe và tăng thu nhập cho nông hộ”.

Theo bà Kiều, qua tìm hiểu, nghiên cứu cụ thể loại cây khổ qua rừng hoang dại này chịu hạn rất tốt nên năm 2018 thí điểm cho nông dân trồng thử tại hộ gia đình để phục vụ nhu cầu uống hỗ trợ ổn định đường huyết, mỡ máu, thừa cân. Bản thân thấy hộ dân trồng và sử dụng có hiệu quả nên sang năm 2019 cho nông dân thí điểm trên đất trồng khóm, mía kém hiệu quả thì thấy loài cây này rất thích nghi với đất. Do đó, giữa năm 2020, cho trồng thí điểm ở ấp 3, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, được 2ha. Tất cả các sản phẩm của người dân trồng đều theo hướng an toàn, bảo vệ môi trường, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu châu Âu và được công ty bao tiêu sản phẩm với giá ổn định. Bình quân mỗi vụ 8 tháng trồng, nếu trồng lấy dây, hộ dân đạt lợi nhuận từ 75 triệu đồng/ha và nếu thu hoạch bán trái thì lợi nhuận từ 200 triệu đồng/ha trở lên.

Còn bà Nguyễn Thị Cẩm Nhung, hiện là khuyến nông viên ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, cho hay trong mỗi dịp Tết Nguyên đán, theo văn hóa truyền thống người dân thường sử dụng trái đu đủ là một trong những loại trái cây chưng trong mâm ngũ quả, để cầu mong một năm mới thật đầy đủ. Xuất phát từ đó, thay vì bán một quả đu đủ để chưng thông thường giá 10.000 đồng/trái, nhưng sau khi tạo chữ thư pháp giá bán ra từ 60.000-100.000 đồng/trái. Vì vậy, để nâng giá trị kinh tế cho người dân cũng như mang ý nghĩa hơn của sự đong đầy, may mắn, bản thân bà nghĩ và tạo chữ thư pháp trên quả đu đủ. Theo đó, mỗi dịp tết, bà Nhung đến tận vườn của người dân mua đu đủ trái trên cây hoặc kết hợp với người dân để trồng và chia lợi nhuận. Giá mua đu đủ trái tại vườn của người dân cao gấp đôi giá thị trường bên ngoài ngay thời điểm hiện tại. Sau khi trái được 2 tháng tuổi thì tiến hành cho khung vào quả và dùng quang hợp của ánh sáng tự nhiên quả đu đủ sẽ có màu vàng và chữ thư pháp thì ra màu xanh. Không chỉ để đẹp khi chưng trong dịp tết và còn để bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân khi ăn quả đã chín sau những ngày chưng tết, trong thời gian trồng cây đu đủ thì điều kiện đầu tiên yêu cầu nhà vườn áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất và hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật. Từ cách làm của mình mà bà Nhung đã đưa các ý tưởng, dự án để tham gia cuộc thi khởi nghiệp của tỉnh năm nay.

Tạo nên những sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, đưa xu hướng xanh trở nên gần gũi hơn nữa với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nên bà Nguyễn Thị Hồng Đoan, ở thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp đã tham gia dự thi với ý tưởng trà mãng cầu xiêm Hồng Đoan. Bà Đoan cho rằng đây là ý tưởng không mới so với vùng đất Hậu Giang, nhưng với mong muốn xây dựng sản phẩm chất lượng, phát triển ra thị trường nhiều hơn.

Đối với Hợp tác xã Tân Long, huyện Vị Thủy, ông Nguyễn Văn Thích, Phó Giám đốc Hợp tác xã, cho biết: Với mong muốn đem lại giá trị cho cây lúa, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như để nâng cao thu nhập cho người trồng lúa, từ đó nhiều người dân ý thức và tham gia trồng theo hướng an toàn. Trong thời gian qua, hợp tác xã đã sản xuất gạo hữu cơ và diện tích trồng mỗi năm đều tăng lên.

Bên cạnh đó, một số ý tưởng dự thi lần này với mong muốn phát huy truyền thống văn hóa dân tộc và đưa sản phẩm vươn xa ra thị trường, bà Nguyễn Thị Thu An, hiện là giáo viên Trường THCS Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, sẽ mang đến cuộc thi với ý tưởng làm các loại bánh dân gian kết hợp trải nghiệm để vừa kinh doanh vừa giúp giới trẻ hiểu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Ngoài ra, còn có nhiều ý tưởng phát triển ứng dụng công nghệ vào sản xuất, góp phần giúp nông dân ứng phó với biến đổi khí hậu. Ông Nguyễn Phát To, ở xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, cho biết: Tham gia cuộc thi khởi nghiệp lần này với ý tưởng dự án là hệ thống ổn định nguồn nước vườn bưởi da xanh và cây có múi. Ý tưởng mô hình là làm thế nào ổn định nguồn nước cho cây có múi, đảm bảo cho mùa mưa, nắng và vùng đất nhiễm phèn. Mong muốn mô hình này sẽ được ứng dụng trong thực tiễn, giúp người dân trồng cây có múi mang lại hiệu quả hơn.

Bài, ảnh: T.XOÀN

推荐内容