Thiên tai ngày càng có diễn biến phức tạp. Tuy nhiên,ơchếhỗtrợkhắcphụchậuquảthiêntaiSẽquyđịnhchặtchẽminhbạchhơty so nottingham cơ chế hỗ trợ đến nay đã phát sinh bất cập, do đó, Bộ Tài chính dự kiến sẽ sửa đổi để trình Thủ tướng Chính phủ đưa ra quy định cụ thể hơn, bám sát các nguyên tắc chung khi xác định mức hỗ trợ.
NSTW đã hỗ trợ 28.644 tỷ đồng
Thiên tai ngày càng có diễn biến phức tạp, kết hợp với tình hình biến đổi khí hậu đã tạo ra nhiều loại hình thiên tai, thảm họa với tần suất xảy ra nhiều (đặc biệt là năm 2017) gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại các địa phương trên phạm vi cả nước. Theo Bộ Tài chính, nguồn kinh phí hỗ trợ từ NSTW có vai trò quan trọng, đặc biệt là với những địa phương có ngân sách khó khăn, hàng năm nhận trợ cấp cân đối từ NSTW, cùng với nguồn lực của địa phương và nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân đã góp phần ổn định đời sống nhân dân khi gặp thiên tai.
Qua 3 năm thực hiện Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai, từ năm 2016 - 2018, NSTW đã thực hiện hỗ trợ từ nguồn dự phòng cho các địa phương với tổng số kinh phí là 28.644 tỷ đồng để phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
Trong đó: Kinh phí khắc phục hậu quả hạn hán là 2.517 tỷ đồng để hỗ trợ các địa phương kinh phí vượt định mức về tiền điện, tiền dầu bơm nước, kinh phí nạo vét kênh dẫn, kênh chính nhằm phòng, chống và khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn. Kinh phí khắc phục thiệt hại mưa, bão lũ là 5.943 tỷ đồng để hỗ trợ các địa phương thực hiện chính sách về dân sinh (người và nhà ở), di dân khẩn cấp khu vực vừa bị thiệt hại, khắc phục cấp bách các công trình hạ tầng thiết yếu do ảnh hưởng của thiên tai. Kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai một số nội dung khác với nguồn kinh phí lớn nhất là 18.273 tỷ đồng (trong đó năm 2018 lên đến 12.823 tỷ đồng) để hỗ trợ các địa phương xử lý sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển, bồi lấp cửa sông; xử lý cấp bách các công trình đê điều ảnh hưởng bão, lũ…
Rõ hơn, minh bạch hơn về cơ chế hỗ trợ
Mặc dù vậy, Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg đã phát sinh một số hạn chế trong thống kê, tổng hợp, đánh giá, quy trình hỗ trợ từ NSTW, dẫn đến việc một số trường hợp sử dụng kinh phí chưa đúng nội dung, mục đích được hỗ trợ. Quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương còn chưa thực sự phù hợp, có thể có sự chậm trễ tại một số bước như địa phương thống kê, tổng hợp, báo cáo đề xuất hỗ trợ; các bộ, ngành tham gia ý kiến để cơ quan chức năng tổng hợp báo cáo Thủ tướng... Như vậy, thời gian các địa phương nhận được kinh phí hỗ trợ từ NSTW có thể chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu cứu trợ khẩn cấp về dân sinh và cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn.
Bên cạnh đó, nguyên tắc, cơ chế hỗ trợ kinh phí từ nguồn dự phòng NSTW mới chỉ mang tính định tính với quy định, như: “chỉ xem xét hỗ trợ đối với những địa phương có mức thiệt hại lớn vượt quá khả năng cân đối ngân sách địa phương”; việc hỗ trợ cho các địa phương được phân theo các nhóm, nhưng chưa có tỷ lệ hỗ trợ cụ thể. Từ đó, kinh phí hỗ trợ cho các địa phương có sự chênh lệch, chưa thực sự bám sát nguyên tắc chung khi xác định mức hỗ trợ.
Để khắc phục những bất cập phát sinh trong thời gian qua, Bộ Tài chính sẽ sửa đổi Quyết định này trình Thủ tướng Chính phủ xem xét. Theo đại diện Vụ NSNN, Bộ Tài chính, hiện dự thảo quyết định đã quy định quy trình chặt chẽ hơn. Sau khi lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu, tiếp thu hoàn thiện dự thảo quyết định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, dự thảo quyết định cũng quy định rõ hơn, minh bạch hơn về cơ chế hỗ trợ.
Cụ thể, NSTW hỗ trợ theo cơ chế sau: Các tỉnh miền núi phía Bắc khó khăn và các tỉnh Tây Nguyên hỗ trợ tối đa 80% phần hỗ trợ từ NSNN; các tỉnh, thành phố nhận bổ sung cân đối từ NSTW, NSTW hỗ trợ tối đa 70% phần hỗ trợ từ NSNN; các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về NSTW dưới 50%, NSTW hỗ trợ tối đa 50% phần hỗ trợ từ NSNN; các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về NSTW từ 50% trở lên, chủ động sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện. Mức hỗ trợ nêu trên là mức hỗ trợ tối đa, trường hợp thiên tai xảy ra trên diện rộng hoặc xảy ra nhiều đợt trong năm, nhu cầu hỗ trợ lớn, vượt quá khả năng dự phòng NSTW, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét quyết định mức hỗ trợ theo khả năng cân đối của NSTW.
Nguyên tắc hỗ trợ về kinh phí cũng được quy định cụ thể, đó là, chỉ xem xét hỗ trợ từ nguồn dự phòng NSTW đối với những địa phương có mức thiệt hại lớn vượt quá khả năng cân đối ngân sách địa phương. Minh Anh |