【tỷ số đá bóng hôm qua】Miền Trung, Tây Nguyên: Tốc độ tăng trưởng cao so với bình quân chung cả nước
GRDP 2019 vùng Trung du và Miền núi phía Bắc ước đạt 8,5% | |
Giảm kế hoạch vốn các dự án cải tạo quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên | |
Hải quan miền Trung - Tây nguyên: Tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin chống buôn lậu |
Hội nghị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và đầu tư công năm 2020 Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. |
Tốc độ tăng trưởng cao
Vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên gồm 19 tỉnh (trong đó có 14 tỉnh thuộc Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung và 5 tỉnh Tây Nguyên), là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh.
Những năm qua, khu vực này có những bước đầu tận dụng tiềm năng trong kinh tế - xã hội và đạt những kết quả tích cực.
Với Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung, tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt khoảng 8,05%, cao hơn bình quân chung cả nước (bình quân cả nước 6,76%). Trong đó có 8/14 địa phương tăng trưởng 6 tháng/2019 cao hơn bình quân chung cả nước. Trong năm 2019, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GRDP) toàn vùng ước đạt 8,5%.
Kim ngạch XK 6 tháng của vùng tăng cao hơn bình quân chung cả nước. Tổng kim ngạch XK hàng hóa 6 tháng đầu năm 2019 ước tính đạt 6,950 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2018 (cả nước tăng 9,05%). Các địa phương XK tăng cao có Thanh Hóa ước tăng 22,28%, Hà Tĩnh 77,05%, Quảng Ngãi 50,2% và Bình Định 13,48%, Phú Yên 93,73%.
Thu ngân sách nhà nước của vùng cũng đạt cao nhất từ trước tới nay, đạt trên 57% dự toán trung ương giao. Tính đến hết tháng 6, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước ước đạt 100,73 nghìn tỷ đồng, bằng 57% dự toán trung ương giao.
Về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công 7 tháng đầu năm và ước thực hiện 2019, số vốn kế hoạch 2019 của Vùng đã được Thủ tướng Chính phủ giao là 55.768 tỷ đồng, bằng 95,8% so với số vốn đã được Quốc hội thông qua (58.226 tỷ đồng).
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, giải ngân toàn vùng đến 30/7/2019 là 22,853 tỷ đồng (chỉ tính phần vốn đã được giao đến 31/7/2019) đạt 43,47%, cao hơn mức bình quân chung cả nước 36,16%.
Đáng chú ý, dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu năm 2020 của Vùng cao hơn so với năm 2019. Theo đó, tốc độ tăng trưởng GRDP dự kiến tăng khoảng 9%, kim ngạch xuất khẩu, thu ngân sách, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đều dự kiến cao hơn so với năm 2019.
Với khu vực Tây Nguyên, báo cáo cho thấy, kinh tế các địa phương có tốc độ tăng trưởng 6 tháng năm 2019 đạt cao so với bình quân chung cả nước. Tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng năm 2019 của vùng Tây Nguyên đạt 7,3%. Dự báo năm 2019 tốc độ tăng trưởng đạt 8,5%.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tiếp tục tăng, theo đó tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn vùng đạt 52,5 nghìn tỷ đồng, cao nhất là các tỉnh Đắk Lắk 15 nghìn tỷ đồng, Gia Lai 12 nghìn tỷ đồng. Ước thực hiện cả năm đạt 123,3 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so với thực hiện 2018.
Kim ngạch xuất khẩu của Vùng đạt khá với kim ngạch XK đạt 1.508 triệu USD (ước cả năm 3.275 triệu USD tăng 8,4% so với 2018).
Năm 2020 vùng Tây Nguyên đặt nhiều chỉ tiêu cao hơn so với 2019, đơn cử như tốc độ tăng trưởng GRDP dự kiến tăng khoảng 8,6% so với 2019.
Động lực tăng trưởng công nghiệp còn yếu
Tuy nhiên, hạn chế trong phát triển kinh tế của Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miềm Trung cũng được chỉ ra. Theo ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ (Bộ KH&ĐT), động lực tăng trưởng công nghiệp của vùng còn yếu.
“Trong 14 tỉnh, chỉ có 3 tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ năm 2019 có dự án động lực quy mô lớn. Các tỉnh còn lại tốc độ tăng trưởng công nghiệp còn thấp, chưa khai thác được thế mạnh hệ thống cảng biển, sân bay sẵn có”, đại diện Bộ KH&ĐT nói.
Một số hành lang kinh tế (Đà Nẵng - Quốc lộ 1A và hành lang Đà Nẵng - Quốc lộ 14B - 14D - Nam Giang - Đông-Tây; Dung Quất - Tây Nguyên; Quy Nhơn - Tây Nguyên) chưa phát huy sức hút lớn về công nghiệp, dịch vụ.
Bên cạnh đó, XK tăng cao nhưng tỷ trọng còn thấp trong tổng kim ngạch XK của cả nước. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch XNK của vùng miền Trung chỉ chiếm khoảng 4,76% tổng kim ngạch XNK cả nước. Ngoại trừ Đà Nẵng và Khánh Hòa xuất siêu, các tỉnh còn lại trong vùng chủ yếu là nhập siêu.
Cũng theo ông Đông, hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, nội vùng còn yếu và thiếu. Tuyến đường ven biển kết nối các tỉnh và vùng dải bờ biển miền Trung chưa được đầu tư, các tuyến đường ngang nối khu vực ven biển lên Tây Nguyên, khu vực trung du, miền núi các tỉnh chưa được đầu tư mới, nâng cấp.
Với khu vực Tây Nguyên, theo đánh giá, kết quả cải cách hành chính của một số địa phương được đánh giá còn chưa tốt, xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của một số địa phương đạt thấp như Đắk Nông (thứ 63/63), Kon Tum (59/63) và Đắk Lắk (40/63).
Bên cạnh đó, thu hút nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách còn hạn chế, số lượng doanh nghiệp tăng nhưng quy mô còn nhỏ, vốn FDI huy động thấp.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Đức Trung cho rằng, việc các mục tiêu, chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2019 đều đạt theo kế hoạch, đặc biệt việc nhiều địa phương đưa ra mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2020 cao hơn năm 2019 cho thấy quyết tâm cao của các địa phương.
Đây là tiền đề để các địa phương hướng đến việc hoàn thành kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2016-2020, đồng thời đặt nền tảng để xây dựng kế hoạch phát triển KTXH 2021-2025.
Về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH 2021-2025, Thứ trưởng lưu ý, trong bối cảnh ngân sách còn khó khăn, các địa phương cần quan tâm đến các vấn đề sau: Lựa chọn các dự án ưu tiên, trọng điểm, có khả năng tạo động lực cho tăng trưởng của địa phương và của toàn vùng. Các địa phương nghiên cứu kỹ về nguyên tắc, tiêu chí sử dụng ngân sách, đảm bảo nguyên tắc ưu tiên các dự án quan trọng. Thực tế cho thấy vẫn còn nhiều sự mất cân đối trong sử dụng ngân sách.
Khẳng định KT-XH của cả khu vuc miền Trung và Tây Nguyên đều phát triển tích cực, tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Đức Trung cho rằng cả 2 khu vực hiện vẫn chưa thực hiện được liên kết vùng. Để làm được điều này trước hết cần phải có sự kết nối về hạ tầng giao thông giữa các địa phương trong vùng.
Theo đánh giá, hiện tại hạ tầng giao thông của các địa phương của miền Trung và Tây Nguyên về cơ bản thuận lợi khi có đầy đủ lợi thế về đường sắt, đường thuỷ, hàng không. Tổng kết sơ bộ, hai vùng có 12 địa phương có sân bay. Với các địa phương miền Trung, lợi thế còn đến từ 17 cảng biển lớn nhỏ và 9 khu kinh tế ven biển, rất thuận lợi cho phát triển liên kết vùng.
“Thực tế, các địa phương cũng đã đạt được những thành quả nhất định, nhưng hiệu quả và sự lan toả từ liên kết vùng chưa như kỳ vọng”, Thứ trưởng Trung nhấn mạnh.
Thời gian tới, các địa phương ở 2 khu vực cần có giải pháp để tiếp tục thực hiện giải ngân vốn đầu tư công có hiệu quả.
Một nội dung nữa cũng được Thứ trưởng thông tin đến các địa phương là vấn đề thu hút nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách. Về vấn đề này, dưới góc độ của Bộ KH&ĐT, Bộ sẽ tìm mọi giải pháp để đơn giản hoá thủ tục để các địa phương có thể áp dụng đơn giản nhất, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư.
相关文章
Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
Đây là thông tin được Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết tại cuộc họp báo c2025-01-25Trình tự, thủ tục đề nghị khoanh nợ
Theo đó, trình tự, thủ tục đề nghị khoanh n2025-01-25Đến 2025, tỷ trọng thanh toán tiền mặt còn dưới 8%
Tăng dần tính độc lập, chủ động và tr&aac2025-01-25Quỹ hỗ trợ nông dân tiếp sức nhà nông làm giàu
Điểm tựa của hộ nghèoGia đình chị Trần T2025-01-25Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
Từ 15/9 tới đây, Thông tư 32/2023 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung v2025-01-25Khai mạc Diễn đàn Hợp tác kinh tế
Tối 25/11, tại sân khấu khu vực Hội chợ triển lãm Đại lộ Võ Văn Kiệt, thành phố Vĩnh Long, Ban Chỉ đ2025-01-25
最新评论