88Point88Point

【chấp 0/0.5】Không chủ quan trước dịch tả lợn Châu Phi

BP - Dịch tả lợn (heo) châu Phi (DTLCP) chưa xuất hiện tại Việt Nam nhưng nguy cơ lây nhiễm vào nước ta rất cao vì bệnh này đã và đang hoành hành,ủquantrướcdịchtảlợchấp 0/0.5 gây nhiều thiệt hại cho nước bạn Trung Quốc. Bình Phước có đường biên giới dài 260,433km với nhiều cửa khẩu, đường mòn, lối mở thông thương với nước bạn Campuchia, trong khi nước này đang tiêu thụ thịt lợn Trung Quốc. Trước tình hình DTLCP có chiều hướng lây lan rộng và diễn biến phức tạp, phóng viên Báo Bình Phước đã trao đổi với ông Trần Văn Phương, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh nhằm thông tin đến bạn đọc những chủ trương, giải pháp của tỉnh trong việc ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh DTLCP vào địa bàn.

P.V: Thưa ông, DTLCP đã lan tới châu Á và bùng phát mạnh tại Trung Quốc. Vậy bệnh dịch này nguy hiểm như thế nào?

Ông Trần Văn Phương: Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, từ cuối năm 2017 đến ngày 10-9-2018, có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ, gồm các quốc gia tiếp giáp giữa châu Âu và châu Á với tổng số lợn bệnh 228.311 con, 20.633 con chết vì bệnh, tổng đàn lợn có nguy cơ buộc phải tiêu hủy là 562.761 con. Từ đầu tháng 8 đến ngày 10-9-2018, Trung Quốc báo cáo tổng cộng có 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh gồm: An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô và Chiết Giang với hơn 38.000 con lợn các loại buộc phải tiêu hủy. Bệnh DTLCP tại Trung Quốc đang có chiều hướng lây lan dần về phía Nam, đến các tỉnh gần với biên giới Việt Nam.

Trước tình hình bệnh dịch tả lợn Châu Phi có nguy cơ lây lan cao, ngành chức năng của tỉnh khuyến cáo người chăn nuôi chỉ mua con giống từ các cơ sở có uy tín, nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm dịch thú y  

DTLCP là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi-rút gây ra. Bệnh có đặc điểm là lây lan nhanh trên loài lợn, gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết lên đến 100%. Vi-rút gây ra bệnh DTLCP có sức đề kháng cao trong môi trường. Sau khi khỏi bệnh lâm sàng, lợn vẫn có khả năng mang vi-rút trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang trùng suốt đời. Do vậy nếu để xảy ra bệnh sẽ rất khó loại trừ được mầm bệnh. Hiện chưa có vắc-xin và thuốc điều trị đặc hiệu DTLCP, vì vậy giải pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan.

P.V: Trước tình hình DTLCP có nguy cơ lây lan cao, các ngành chức năng của tỉnh đã chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch này như thế nào, thưa ông?

Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh khuyến cáo người tiêu dùng nên nấu chín kỹ các sản phẩm từ lợn trước khi ăn vì vi-rút dịch tả lợn có khả năng chịu được nhiệt độ cao, không dùng các sản phẩm thịt lợn sống hoặc nấu ở nhiệt độ không cao. Khi phát hiện lợn bệnh hoặc chết, người chăn nuôi cần báo ngay cho thú y xã, cơ quan thú y nơi gần nhất để tổ chức tiêu hủy kịp thời.

Ông Trần Văn Phương: Bình Phước có 484.594 con lợn, trong đó nuôi trang trại là 422.594 con, nuôi nông hộ 62.000 con. Toàn tỉnh có 225 trang trại nuôi lợn, trong đó 126 trang trại nuôi gia công, 67 trang trại cho các công ty chăn nuôi thuê, 32 trang trại chủ đầu tư tự nuôi; 72 chuồng trại nuôi theo mô hình chuồng kín, 153 trang trại nuôi theo mô hình chuồng hở... Trước tình hình bệnh DTLCP có nguy cơ lây lan cao, ngày 12-9-2018, UBND tỉnh đã ký ban hành Công văn số 2629/UBND-KT về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn trên địa bàn tỉnh. Trong đó, yêu cầu Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp UBND các huyện, thị xã triển khai phòng, chống dịch bệnh trên động vật, không để dịch bệnh phát sinh, lây lan diện rộng. Phân công cán bộ kỹ thuật chủ động giám sát, lấy mẫu xét nghiệm bệnh để có cơ sở báo cáo phòng, chống dịch bệnh. Hướng dẫn, đôn đốc, giám sát các huyện, thị xã thực hiện tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng đợt 2/2018. Các huyện, thị xã chỉ đạo phòng, ban chuyên môn phân công cán bộ kỹ thuật trực tiếp đến từng xã chăn nuôi trọng điểm để nắm bắt, đánh giá đúng thực trạng các loại dịch bệnh nguy hiểm. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại cơ sở chăn nuôi và môi trường xung quanh. Các sở, ban, ngành liên quan chủ động phối hợp để thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh.

P.V: Bình Phước có đường biên giới dài với nhiều cửa khẩu, đường mòn, lối mở thông thương với nước bạn Campuchia, trong khi nước này đang tiêu thụ lượng thịt lợn lớn từ Trung Quốc. Vậy ngành đã chỉ đạo, phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát như thế nào, thưa ông?

Ông Trần Văn Phương: Trên khu vực biên giới của tỉnh có nhiều đường mòn, lối mở, giải pháp hiện nay là phối hợp với lực lượng chức năng, như: Trạm kiểm dịch, biên phòng, hải quan và UBND các địa phương giáp biên giới tăng cường công tác chống buôn lậu lợn và các sản phẩm của lợn từ nước ngoài vào nội địa, kể cả quà tặng, quà biếu của cư dân biên giới. Kiểm tra, kiểm soát, bắt giữ, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, đồng thời tiêu hủy lợn và sản phẩm từ lợn nhập lậu qua biên giới không có nguồn gốc theo đúng quy trình, quy định hiện hành. Cấp thuốc cho các địa phương tổ chức phun tiêu độc định kỳ tại các đường mòn, lối mở, chợ buôn bán gia súc, gia cầm và các cơ sở chăn nuôi, giết mổ trên địa bàn quản lý; thực hiện nghiêm việc tiêm phòng các bệnh nguy hiểm trên đàn lợn, trong đó đặc biệt là bệnh dịch tả nhằm tăng sức đề kháng cho đàn lợn.

Gia đình anh Đỗ Văn Thương ở ấp Thanh Bình, xã Thanh Lương (Bình Long) đang nuôi trên 1.000 con heo. Hằng năm, anh đều chủ động tiêm phòng, phun khử trùng nhằm hạn chế lây lan mầm bệnh vào trại

Bệnh dịch lây lan chủ yếu do có yếu tố của con người tác động như việc vận chuyển lợn và các sản phẩm bệnh, nghi mắc bệnh từ nơi này sang nơi khác. Vì vậy, ngành đang tập trung tuyên truyền để người dân biết được nguy cơ, tác hại của DTLCP. Tuyên truyền người dân không tham gia các hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu vào trong nước tiêu thụ; không mua bán lợn, sản phẩm của lợn không có nguồn gốc rõ ràng, chưa qua kiểm dịch. Không tiếp tay cho các hoạt động buôn bán, vận chuyển nhập lậu lợn vào địa bàn tỉnh để tiêu thụ. Người chăn nuôi chỉ mua con giống từ các cơ sở có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm dịch thú y. Bên cạnh đó, phát động phong trào vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và thành lập các đoàn công tác, tăng cường thanh - kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm nhập lậu lợn và các sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc...

P.V: Trân trọng cảm ơn ông!

Ngân Hà(thực hiện)

赞(946)
未经允许不得转载:>88Point » 【chấp 0/0.5】Không chủ quan trước dịch tả lợn Châu Phi