【soi kèo sivasspor】Ước nguyện giữ hồn rượu cần

时间:2025-01-26 08:26:26 来源:88Point

RƯỢU CẦN - NÉT VĂN HÓA truyền thống

Ông Điểu Sarem sinh ra và lớn lên ở sóc Dòng,Ướcnguyệngiữhồnrượucầsoi kèo sivasspor nay thuộc xã Tân Quan (Hớn Quản). Năm 1996, gia đình ông đến định cư tại ấp Bù Tam. Ông Điểu Sarem cho hay, ông được cha truyền lại nghề nấu rượu cần. Hồi đó rừng còn nhiều, cha dẫn ông len lỏi tìm cây, lá rừng về làm men rượu. Trực tiếp được dạy bảo nên ông nhớ như in cách làm rượu cần.

Vợ chồng ông Điểu Sarem, bà Thị Thâu bên ché rượu cần tự làm

Trong căn nhà cấp 4 sạch tinh tươm, ông Sarem và bà Thị Thâu, vợ ông, hào hứng khi tôi hỏi về bí quyết nấu rượu cần. Ông Sarem nói, ông luôn mong muốn truyền cho thế hệ con cháu phương pháp nấu rượu - nét văn hóa độc đáo của dân tộc. Nấu rượu cần rất công phu. Trước hết phải vào rừng tìm cây, lá rừng làm men. Có đến hàng trăm loại lá và cây rừng để làm rượu nhưng chủ yếu 5 loại chính: Dây leo Tơm-bích, Qua chanh, cây Đu-in, Loóc-oi, lá Tơm-un (phát âm tiếng S’tiêng của ông Sarem). Trong đó, dây leo Tơm-bích là men chính, thân dây đập giập lấy phần vỏ, giã nhuyễn, trộn chung với gạo nếp đã ngâm nấu chín. Sau đó ủ 3 đêm cho lên men rồi phơi nắng thật khô. Men chính được cất nơi khô ráo, chủ yếu gác bếp. Sau khi có men, người S’tiêng tiếp tục đi rừng tìm lá Tơm-un, nhánh non và lá cây Loóc-oi. 2 loại này lấy theo thành phần quy định về giã lấy nước trộn với gạo đã ngâm. Sau khi trộn đổ vào ống nứa nấu như cơm ống. Khi nấu bằng ống nứa sẽ tăng vị thơm ngon cho rượu hơn là nấu bằng nồi thông thường. Riêng cây Đu-in bên ngoài vỏ đen nhưng bên trong vỏ có màu vàng giống một chất tạo màu cho rượu.

Khi cơm chín đổ ra mâm, để còn hơi ấm thì trộn với men đã làm sẵn. Sau đó ủ cơm 3 ngày, thấy bốc hơi nóng mang ra chờ nguội hẳn rồi cho vào bình sành tiếp tục ủ 20 ngày trở lên là có thể dùng được. Tuy nhiên rượu cần càng ủ lâu hương vị càng thơm ngon.

MONG GIỮ HỒN RƯỢU CẦN

Ở huyện Bù Đốp, đếm trên đầu ngón tay không mấy người biết nấu rượu cần đúng chất như ông Sarem. Ông nói, mình ngày càng già, nhưng nhìn lại thanh niên đồng bào giờ ít tìm tòi, học hỏi và lưu giữ truyền thống như thời ông bà trước đây.

Rượu cần và cồng chiêng đã gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào S’tiêng, không thể thiếu vào dịp lễ, hội trong buôn làng. Mỗi năm khi dịp lễ, hay có việc gia đình, ông Điểu Sarem đều nấu vài bình rượu cần để sử dụng. Ông Sarem cho biết: “Rượu do tôi nấu có thể chế nước uống rất nhiều lần vẫn còn thơm ngọt, chứ không giống nhiều loại rượu cần hiện nay chỉ 2 hoặc 3 lần thêm nước là rượu đã lạt”.

Ước nguyện của ông Điểu Sarem là xây dựng làng nghề truyền thống chuyên nấu rượu cần như nhiều địa phương khác để rượu cần S’tiêng Bù Đốp vừa duy trì truyền thống vừa trở thành thương hiệu cho huyện nhà, đồng thời giúp đồng bào nâng cao đời sống. Ông mong muốn được tạo điều kiện để quảng bá hình ảnh, chất lượng rượu cần nấu theo phương pháp truyền thống do cha ông để lại đến với nhiều người hơn.

Ông Hoàng Văn Phước, Phó trưởng ban dân vận Huyện ủy Bù Đốp, phụ trách Dân tộc - tôn giáo cho biết: Bù Đốp vừa tổ chức thành công lễ hội các dân tộc trên địa bàn huyện, mỗi thành phần dân tộc đều mang đến lễ hội một nét đặc sắc riêng. Chủ trương của huyện là luôn mong đồng bào các dân tộc thiểu số giữ vững và phát huy nét văn hóa truyền thống, không để mai một. Ông Điểu Sarem là gương điển hình, mẫu mực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện, luôn phát huy truyền thống dân tộc mình.

Hoàng Thơ

推荐内容