>> APEC 2017: Khai mạc Hội nghị Thứ trưởng Tài chính,áttriểncơsởhạtầpuebla đấu với toluca Phó Thống đốc NHTW >> Khai mạc Hội nghị Quan chức Tài chính cao cấp APEC 2017 >> FMM APEC 2017: "Nóng" chủ đề chống xói mòn cơ sở tính thuế Cần 8.000 tỷ USD đầu tư cơ sở hạ tầng Theo Bộ Tài chính, nhu cầu về phát triển CSHT trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được dự báo là rất lớn. ADB dự kiến trong giai đoạn 2015 – 2020, tổng nhu cầu cơ sở hạ tầng của khu vực có thể lên tới 8.000 tỷ USD. Trong bối cảnh các nền kinh tế đang nỗ lực củng cố tài khóa, tiết kiệm chi tiêu nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách, việc tìm kiếm các giải pháp tài chính cho CSHT là vấn đề cốt lõi để giải quyết điểm thắt cổ chai trong bài toán CSHT. Do đó, việc phát triển CSHT là chủ đề được đặc biệt quan tâm trong hợp tác APEC. Vào cuối năm 2013, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 21 đã thông qua Kế hoạch APEC nhiều năm về Phát triển và Đầu tư CSHT (MYPIDI), với trọng tâm là tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý trong việc xây dựng các dự án khả thi về mặt tài chính và phù hợp với điều kiện của khu vực tư nhân. Tiếp theo trong năm 2014, Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy chủ đề này với việc thành lập Trung tâm hợp tác công tư (PPP) trực thuộc Bộ Tài chính Trung Quốc. Trong năm 2015, Philippines cũng đã đưa chủ đề phát triển CSHT vào thành một trong bốn trụ cột của Kế hoạch hành động Cebu, tập trung vào các mục tiêu thu hút nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân thông qua các dự án PPP, huy động nguồn tài trợ dài hạn dành cho cơ sở hạ tầng, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và khởi động các công cụ dài hạn hỗ trợ cho đầu tư dài hạn, và tăng cường CSHT toàn diện cho Phát triển đô thị và Kết nối khu vực. Trong năm chủ trì 2016, Peru cũng đã đưa chủ đề phát triển CSHT vào chương trình ưu tiên thảo luận APEC. Như vậy có thể thấy, đầu tư cho CSHT là chủ đề đặc biệt quan trọng được các quốc gia theo đuổi từ 2013 đến nay và đã đề xuất nhiều sáng kiến. Do đó, tại FMM APEC 2017, một lần nữa phát triển CSHT là chủ đề quan trọng và cấp bách đối với các quốc gia. Các Bộ trưởng đã thông qua Kế hoạch phối hợp hành động giữa các nền kinh tế APEC với Trung tâm CSHT toàn cầu nhằm thúc đẩy các sáng kiến về phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó bao gồm cả việc xây dựng Cổng thông tin Kiến thức PPP. Ngăn ngừa rủi ro từ các dự án PPP Tại FMM APEC 2017, các đại biểu đồng thuận cần ưu tiên đầu tư phát triển CSHT, tuy nhiên các dự án PPP cũng đặt ra nhiều thách thức. Chủ đề này đã được Bộ Tài chính chia sẻ tại FMM. Theo Bộ Tài chính, các dự án PPP ở Việt Nam chủ yếu là các giao thông đường bộ và nhà máy nhiệt điện theo hình thức hợp đồng BOT. Hầu hết các dự án áp dụng cơ chế chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án. Tính đến tháng 5/2016, Bộ Giao thông vận tải đã ký 58 hợp đồng BOT với tổng mức đầu tư khoảng 170.355 tỷ đồng, tổng chiều dài khoảng 1.700 Km; đã hoàn thành và đưa vào vận hành 23 dự án với tổng mức đầu tư là 69.987 tỷ đồng; 35 dự án đang trong giai đoạn thực hiện đầu tư. Chính phủ ban hành danh mục 19 dự án nhà máy nhiệt điện đầu tư theo hình thức BOT với tổng công suất khoảng 25.000 MW. “Hình thức hợp đồng BOT đã được áp dụng khá lâu ở Việt Nam; song xây dựng một cơ chế chia sẻ rủi ro hợp lý trong các hợp đồng BOT chưa được các cơ quan quản lý nhà nước thật sự chú trọng, ngoại trừ các dự án BOT nhiệt điện; phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn có tư tưởng đẩy nhiều rủi ro cho nhà đầu tư...”, Bộ Tài chính đánh giá. Do đó, thời gian qua, nhiều nhà đầu tư và các tổ chức tài chính nước ngoài cho rằng thị trường PPP ở Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, họ đề nghị Chính phủ nghiên cứu, cho phép áp dụng nhiều hình thức bảo lãnh để chia sẻ rủi ro cho các nhà đầu tư như: cơ chế bảo lãnh doanh thu tối thiểu, bảo lãnh tỷ giá hối đoái, bảo đảm chuyển đổi ngoại tệ. Trước yêu cầu này, tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2017 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2017, Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và địa phương để sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến công tác đấu thầu và PPP. Nghiên cứu trình Quốc hội Luật Đầu tư theo hình thức PPP. Về vấn đề này, Bộ Tài chính cho rằng, việc nghiên cứu xây dựng cơ chế chia sẻ rủi ro hợp lý giữa nhà nước và tư nhân để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên, phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, cần sửa đổi Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức PPP. Cụ thể, khu vực nhà nước chịu trách nhiệm giải quyết 4 rủi ro: Rủi ro liên quan đến thay đổi chính sách, chính trị; rủi ro liên quan đến giải phóng mặt bằng, tái định cư; rủi ro bất khả kháng liên quan đến thiên tai, địch họa; rủi ro liên quan đến bảo đảm chuyển đổi ngoại tệ (bảo đảm chuyển đổi ngoại tệ là đòi hỏi chính đáng của nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài). Khu vực tư nhân chịu trách nhiệm giải quyết các rủi ro: Rủi ro về thiết kế, xây dựng, huy động nguồn vốn đầu tư; rủi ro liên quan đến doanh thu; rủi ro liên quan đến tỷ giá hối đoái./. Ngọc Linh |