当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【tỷ số lecce】Để không choáng ngợp trên 'ma trận' thị trường áo chống nắng

Từ hàng chợ đến hàng hiệu

Áo chống nắng giờ đây không chỉ là những chiếc áo dài tay kín mít,Đểkhôngchoángngợptrênmatrậnthịtrườngáochốngnắtỷ số lecce vải dày sù sụ, nhiều lớp. Nắm bắt được nhu cầu lớn của thị trường, các nhà cung cấp đã tung ra đủ loại áo chống nắng, từ bình dân đến cao cấp, với những lời quảng cáo và mẫu mã vô cùng hấp dẫn.

Theo giá thành của sản phẩm, có thể phân loại thị trường áo chống nắng như sau:

- Giá dưới 300.000 đồng: Các loại áo chống nắng bình dân được bày bán tràn lan tại các chợ, cửa hàng với giá từ 80.000​-250.000/chiếc, tùy thuộc chất liệu, độ dài… Đây là các sản phẩm chống nắng phổ biến và quen thuộc với hầu hết người tiêu dùng, do các doanh nghiệp trong nước sản xuất.

- Giá từ 500.000​-700.000 đồng: Loại áo chống nắng được quảng cáo là nhập khẩu từ Nhật Bản của thương hiệu Uniqlo với giá thành trên dưới 500.000 đồng mới rộ lên trên thị trường từ hè năm 2015. Nhìn bề ngoài, chúng khá giống với những chiếc áo khoác nỉ thu đông, có phần tay dài để che ngón tay, màu sắc nhã nhặn, chất liệu mềm mịn. Theo quảng cáo, các loại áo chống nắng nhập ngoại này được chứng nhận quốc tế về khả năng ngăn chặn trên 90% tia tử ngoại, ngừa lão hóa, chống ung thư da…

Người tiêu dùng sẽ khó tránh khỏi lãng phí tiền bạc nếu không có hiểu biết nhất định về chất liệu áo chống nắng.

- Giá từ 800.000-2.000.000 đồng: Các sản phẩm chống nắng có giá siêu đắt của thương hiệu UV100 xuất hiện khoảng 4 năm trước trên thị trường Thành phố Hồ Chí Minh. Sản phẩm được quảng cáo là nhập khẩu từ Đài Loan, sử dụng sợi ceramic, ngăn chặn và phản chiếu gần như hoàn toàn các tia UV (lên đến 99%); được chứng nhận sản phẩm chống nắng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với màu sắc và thiết kế bắt mắt, loại sản phẩm này không chỉ nhắm đến đối tượng khách hàng là nữ giới, mà còn cả nam giới và trẻ em.

Ngoài ra, còn có sản phẩm áo chống nắng điều hòa có giá từ 1-1,5 triệu đồng/chiếc. Loại áo này chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, do giá áo điều hòa của Nhật Bản khá cao (khoảng 3-4 triệu đồng). 

Cũng có một số cửa hàng, cơ sở trong nước sản xuất loại áo điều hòa tự chế, bởi cách lắp đặt của chúng khá đơn giản, chỉ cần khoét 2 lỗ ở phía dưới áo chống nắng để lắp bộ quạt điều hòa vào. Công dụng “điều hòa nhiệt độ” của những chiếc áo này thực chất chỉ là nhờ có hai quạt gió được gắn bên trong, làm cho áo căng phồng lên khi sử dụng. Điểm hạn chế của chúng là không sử dụng được trong thời tiết mưa, ẩm, khối lượng lớn (do quạt và bộ sạc pin) và thời gian hoạt động chỉ có vài tiếng đồng hồ.

Liệu có “đắt xắt ra miếng”?

Những lời quảng cáo hấp dẫn của các sản phẩm thời trang chống nắng hàng hiệu khiến nhiều người không tiếc tiền bỏ ra hàng triệu đồng cho loại sản phẩm này. 
Chị Hương, 34 tuổi, chủ một cửa hàng ở Đông Anh, Hà Nội, chuyên bán hàng xách tay qua mạng cho biết, mặt hàng của Nhật Bản đang bán chạy, hiện chị đã bán hết loại áo làm mát, chỉ còn loại áo chống nắng cotton. 

“Áo chống nắng ở bên chị là hàng Nhật xách tay, chống được 95% tia UV, được kiểm định ở bên Nhật, chỗ chị chỉ bán với giá 450 nghìn một chiếc,” chị Hương hào hứng giới thiệu.

Cao cấp hơn là loại áo chống nắng tiền triệu của thương hiệu Đài Loan UV100, đã có hệ thống cửa hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Anh Nghĩa, nhân viên tư vấn của nhãn hàng này cho biết, sản phẩm này được phân phối độc quyền ở Việt Nam, là hàng nhập khẩu hoàn toàn từ Đài Loan. Vải dệt có chất liệu chủ yếu là polyester và polyamide và được dệt thêm sợi gốm (ceramic fiber), có khả năng cách nhiệt, cản lại tia UV. 

Về khả năng chống nắng cao đến mức “khó tin” của sản phẩm (trên 99%), anh Nghĩa khẳng định sản phẩm này đã được kiểm định kĩ càng và được chứng nhận bởi Cục bảo vệ an toàn bức xạ năng lượng nguyên tử Australia (ARPANSA).

Cô Dung, 44 tuổi, một giáo viên ở Nam Định, vừa chi một triệu đồng cho sản phẩm áo chống nắng và khẩu trang chống nắng của thương hiệu trên. Cô Dung đặt hàng qua mạng và nhận được sản phẩm sau khoảng 3, 4 ngày. Theo cô, sản phẩm này khá mỏng, nhẹ, chỉ có một lớp nhưng không được thoáng. “Vì mới sử dụng nên tôi cũng chưa rõ chất lượng ra sao. Công việc của tôi không đòi hỏi phải di chuyển hay hoạt động ngoài trời nhiều nên cũng ít khi dùng đến,” cô Dung cho biết. Cô giải thích là ​do thấy sản phẩm này qua Facebook và vì thấy nhiều người dùng nên mới mua thử. 

Áo chống nắng chuyên dụng

Không phải loại áo tiền triệu mới chống nắng tốt. Các loại vải thông thường cũng có tác dụng chống nắng nhất định mà nếu biết cách lựa chọn, người tiêu dùng vừa có sản phẩm phù hợp, vừa không phải tốn kém.

Khả năng chống nắng của các loại vải được đo bằng chỉ số UPF (Ultraviolet Protection Factor). Chỉ số này cho biết tỉ lệ phần trăm lượng bức xạ UV có thể xuyên qua quần áo và chạm tới da. UPF càng cao, khả năng chống nắng càng tốt. Ví dụ, một chiếc áo có UPF 50, cho phép 1/50 lượng tia UV chạm tới da. Quần áo có gắn nhãn UPF nghĩa là chất liệu vải của chúng đã được kiểm tra ở phòng thí nghiệm và người tiêu dùng có thể yên tâm về mức độ chống nắng. UPF được tiêu chuẩn hóa ở Úc vào năm 1996. Hiện nay, hệ thống kiểm tra và đánh giá UPF gần như tương đồng trên toàn cầu.  

Đối với các loại quần áo không có chỉ số UPF, có thể đoán biết khả năng chống nắng của chúng dựa vào chất liệu, màu sắc, độ dày… hoặc đưa tấm vải ra trước nguồn sáng để kiểm tra mức độ ánh sáng nhìn thấy có thể xuyên qua vải.

Theo các chuyên gia, không phải ai cũng cần quần áo chống nắng chuyên dụng (có chỉ số UPF từ 15 trở lên). Các loại quần áo thông thường cũng có tác dụng chống nắng tốt. Những người có thể cần tới áo chống nắng chuyên dụng bao gồm:

- Người có da sáng màu, da nhạy cảm với ánh nắng
- Trẻ em
- Người làm việc nhiều giờ trên cao, ở vùng gần xích đạo hoặc trên các bề mặt phản xạ (băng tuyết hoặc nước)

Sống ở vùng gần xích đạo, nơi có ánh nắng gay gắt gần như quanh năm, người dân Việt Nam, nhất là người dân ở đô thị, có nhu cầu rất lớn về các sản phẩm chống nắng. Đây là điều kiện tốt để thị trường thời trang chống nắng phát triển đa dạng. Bởi vậy, người tiêu dùng sẽ khó tránh khỏi lãng phí tiền bạc nếu không có hiểu biết nhất định, còn các doanh nghiệp trong nước sẽ có nguy cơ đánh mất thị trường nếu không nhanh chóng bắt kịp xu hướng.

Theo Vietnamplus

Hiểm họa khó lường từ sản phẩm tẩy trắng da

分享到: