Phát biểu tại Hội nghị các Hiệu trưởng ĐH,ỳthiQuốcgiakhôngcónhiệmvụđánhgiáhọcsinhtoàndiệbarcelona đấu với girona CĐ vừa diễn ra, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, theo thiết kế sắp tới, giai đoạn giáo dục toàn diện là ở cấp THCS, đến THPT là phát triển định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Vì thế, kỳ thi Quốc gia 2015 và các kỳ thi Quốc gia sắp tới không có nhiệm vụ giải quyết vấn đề phát triển toàn diện, mà là định hướng nghề nghiệp cho các cháu. Vì thế, ông lưu ý mọi người khi góp ý, "không mang quá khứ quy chiếu hiện nay" vì như thế có thể cản trở phát triển. Kỳ thi Quốc gia 2015 sẽ khôn nhằm đánh giá học sinh học toàn diệnBộ trưởng Phạm Vũ Luận nhận định: Tại hội nghị này, có những vấn đề chúng ta chưa bàn được nhiều và sẽ phải bàn tiếp trong các cơ sở giáo dục, lãnh đạo các nhà trường, đó là việc chúng ta phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học. Nội dung, âm hưởng chính của đổi mới căn bản, toàn diện là phải chuyển từ nền giáo dục đào tạo đang chú trọng truyền thụ kiến thức một chiều sang nền giáo dục phát triển năng lực, phẩm chất người học, tạo nên những kỹ năng, phẩm chất của con người lao động Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trả lời câu hỏi phải làm thế nào, Bộ trưởng định hướng: Cần bàn kỹ những vấn đề liên quan đến chương trình, giáo trình, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá, thi cử... Có cái chung cho toàn Ngành, nhưng cũng có cái riêng của từng khối ngành. Từ đó, Bộ trưởng đề nghị các Hiệu trưởng thường xuyên quán triệt, chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ĐH, thảo luận rộng rãi trong cán bộ, giảng viên, cán bộ quản lý của trường. Trên cơ sở đó, sẽ có những thảo luận chung cho các khối ngành. "Nội dung này quan trọng hơn nhiều nội dung thi cử. Tôi đề nghị, vấn đề này phải là số 1. Từ đó mới đi sang nội dung về bộ máy quản lý, tự chủ, kiểm định, phân tầng, quản chặt đầu ra…" - Bộ trưởng nhấn mạnh. Bộ trưởng cho biết: Ngay sau Đại hội XI, Bộ GD&ĐT đã triển khai nghiêm túc, xây dựng Đề án; đồng thời, quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội và ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, việc gì đã đúng, đã rõ cần triển khai ngay, không chờ. Với tinh thần này, cả khối đại học và phổ thông đã làm được nhiều việc. Trong đó, với khối phổ thông, Bộ GD&ĐT đã kiên quyết chỉ đạo giảm tải, giảm nội dung khó, tránh trùng lặp kiến thức. Đồng thời, chỉ đạo quyết liệt vấn đề giảng dạy liên môn, đổi mới phương pháp dạy học. Với bậc tiểu học, có thể nói tới chương trình Công nghệ giáo dục Tiếng Việt, mô hình trường học mới, phương pháp “Bàn tay nặn bột” khơi dậy trí sáng tạo của học sinh... Bộ GD - ĐT cũng chỉ đạo khuyến khích học sinh phổ thông tham gia nghiên cứu khoa học. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tự hào nhắc đến những giải thưởng cao trong nghiên cứu khoa học của học sinh Việt Nam trên trường quốc tế. Những chuyển biến tích cực như trên, theo Bộ trưởng, dù chưa thay đổi được toàn bộ hệ thống giáo dục phổ thông, nhưng đã xuất hiện ngày càng nhiều những điểm sáng, trở thành phong trào rộng khắp ở nhiều địa phương. Vị tư lệnh Ngành nhấn mạnh: Chúng ta cũng đã chỉ đạo đổi mới thi cử, kiểm tra đánh giá trong dạy học; có những diễn đàn về đổi mới phương pháp rất sôi nổi, đặc biệt sau khi có sự hỗ trợ của Viettel… Cao điểm là sau tất cả những sự chuẩn bị, triển khai đó, đến kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ vừa rồi, chúng ta đã làm được một việc rất quan trọng là thay đổi nội dung, cách ra đề thi, cách chấm bài thi… Bộ trưởng khẳng định: Ngành Giáo dục đã triển khai đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá và đạt được kết quả tốt đẹp. Sau kỳ thi, học sinh vui vẻ, phấn khởi; hiện tượng phao thi, tiêu cực giảm nhiều… Tác động từ những đổi mới này không chỉ trong đạo đức, thái độ của học sinh, giáo viên... trong thi cử mà còn tác động đến nhân cách con người sau này. Thu Huyền |