Giá tăng từng ngày Những ngày tháng 3 này ở các huyện Bù Đốp,ụtiecircuNiềmvuichưatrọkết quả giải vô địch indo Lộc Ninh, Bù Đăng, người trồng tiêu phấn khởi, tất bật thu hái “vàng đen”. Chị Nguyễn Thị Thêm ở thôn 2, xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng, trồng 1.500 nọc tiêu trên cây keo, kết hợp nuôi dê theo mô hình khép kín. Những nọc tiêu được chăm bón bằng phân dê phát triển xanh tốt, tăng sức đề kháng. Sâu bệnh gây hại giảm nhiều, tiết kiệm được một khoản đầu tư khá lớn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Mỗi vụ chị thu trên 4 tấn hạt khô, cao hơn mức bình quân chung trong xã. Thu hoạch tiêu ở Hợp tác xã hồ tiêu sạch bền vững Hưng Phước, huyện Bù Đốp Chị Thêm vui vẻ khoe: Thương lái vừa ra giá 75 ngàn đồng/kg tiêu hữu cơ, có bao nhiêu mua hết bấy nhiêu. Hy vọng giá tiêu ổn định ở mức cao để chúng tôi “gỡ gạc” sau mấy năm ảm đạm, lỗ nặng. Hộ ông Ngô Đức Nhật ở ấp Hiệp Thành, xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh có 2.000 nọc tiêu cũng đang tất bật thu hoạch trong niềm vui được giá. “Từ đầu tháng 3 đến nay, giá tiêu tăng đều nên nông dân rất phấn khởi. Tuy nhiên, không có nhiều tiêu để bán, càng không thể trữ hàng chờ giá tăng thêm. Bán để thu hồi vốn, trả nợ và đầu tư chăm sóc mùa tới tốt hơn” - ông Nhật nói. Tìm hiểu thêm tại các vùng trồng tiêu chính ở Tây nguyên, Đông Nam bộ cho thấy, giá tiêu có xu hướng tăng mạnh từ đầu tháng 3 tới nay và đà tăng chưa có dấu hiệu dừng lại. Chỉ trong vòng nửa tháng, giá tiêu nhảy vọt lên trên 70 ngàn đồng/kg. Có người vừa thu hoạch vừa bán luôn, tránh chờ lâu, vì lo hồ tiêu quay đầu giảm. Một số nhà vườn lại nhận định, năm nay sản lượng giảm mạnh do diện tích thu hẹp, lại mất mùa, giá tiêu có thể còn tăng nữa... nên không bán. Thương lái cũng tăng cường tỏa đi gom hàng, chờ giá tăng thêm. Khắc phục điệp khúc “được giá, mất mùa”… Mặc dù giá tiêu đã cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước nhưng nhiều người trồng tiêu vẫn kém vui. Vừa cào những mẻ tiêu mới hái phơi khô để kịp bán trả nợ, niềm vui được giá không che hết được nỗi âu lo trên khuôn mặt khắc khổ, ông Đỗ Xuân Thể ở ấp Bù Tam, xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp cho biết, 8 năm trước, khi tiêu được giá, ông phá bỏ 2 ha cao su để trồng tiêu. Nhưng chưa kịp thu hoạch thì giá hồ tiêu bắt đầu lao dốc. Từ hơn 2.000 nọc, nay hộ ông chỉ còn khoảng một nửa, vì tiêu mất giá, không dám đầu tư dẫn đến thiếu nước, dịch bệnh. Ông Thể hy vọng giá tiêu ổn định thì mới có khả năng trả nợ và đầu tư cho mùa tới. Năm nay, hộ trồng tiêu ở Bù Đốp phải thuê nhân công hái tiêu từ 180-220 ngàn đồng/người/ngày. Theo tính toán, nếu cây tiêu chỉ đạt năng suất 2 tấn/ha thì sau khi trừ chi phí, người trồng không có lãi.
Theo ông Bùi Quốc Hai, Giám đốc Hợp tác xã hồ tiêu sạch bền vững Hưng Phước, huyện Bù Đốp, sản lượng thu hoạch trong mùa vụ 2021 của hợp tác xã sẽ giảm nhiều so với những vụ trước, ước chỉ đạt 90-100 tấn (năm 2020 là 300 tấn và năm 2019 là 400 tấn). Bên cạnh diện tích thu hoạch giảm do dịch bệnh và già cỗi, diện tích còn lại mặc dù được chăm sóc nhưng cây vẫn thưa trái... Trao đổi về thực trạng phát triển cây tiêu ở Bù Đốp, lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết, diện tích tiêu của huyện 3 năm qua giảm mạnh do giá luôn ở dưới đáy. Nhiều nhà vườn không cầm cự được phải chuyển sang trồng cây ăn trái. Phần còn lại thiếu đầu tư dẫn đến suy yếu kéo theo dịch bệnh, năng suất, sản lượng giảm. Để khắc phục điệp khúc “được giá, mất mùa...”, huyện đã thực hiện theo chủ trương của tỉnh là quy hoạch, sản xuất tiêu theo hướng sinh học, hữu cơ bền vững đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nên đã giảm áp lực về giá, thị trường. |