发布时间:2025-01-10 23:19:43 来源:88Point 作者:World Cup
Nỗ lực
Vào tháng 10 vừa qua, Công ty Cổ phần XNK Bắc Giang (thương hiệu giấy Xương Giang) đã đầu tư và đưa vào sản xuất thử nghiệm dây chuyền sản xuất giấy Tissue số 2 với công suất lên tới 18.000 tấn giấy/năm. Theo ông Hà Ngọc Hoa, Phó Giám đốc Công ty Bắc Giang, dây chuyền vẫn đang trong giai đoạn chạy thử để DN tính toán về khả năng sản xuất, cung ứng sản phẩm cho khách hàng, từ đó DN mới tiếp tục cho chiến lược mở rộng, phát triển thêm nhà máy, thiết bị sản xuất giấy loại khác. Bước đầu, DN chọn giấy Tissue vì thị trường trong nước vẫn khá thiếu, dự địa thị trường còn nhiều nên có khả năng phát triển hơn. “Sau khi cung ứng đủ cho thị trường trong nước, xây dựng được thương hiệu mạnh hơn và có đủ khả năng tài chính, DN sẽ tiến tới tìm kiếm bạn hàng, đối tác để tìm đường XK sang một số nước láng giềng như Lào, Campuchia”, ông Hoa cho hay.
Không chỉ riêng Công ty XNK Bắc Giang, nhiều DN trong nước cũng đã chú trọng đầu tư vào dây chuyền, thiết bị để mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tiêu biểu như: Công ty Cổ phần giấy An Bình đã có dự án đầu tư xây dựng nhà máy với công suất khoảng 500.000 tấn/năm tại Khu Công nghiệp Bầu Bàng (Bình Dương) với số vốn đầu tư 3.600 tỷ đồng, dự tính sẽ đi vào vận hành vào năm 2018. Công ty Cổ phần Đông Hải Bến Tre cũng đang xây dựng nhà máy giấy Giao Long II, công suất 150.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư 600 tỷ đồng và dự kiến dự án sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trong vào quý III-2017…
Có thể thấy, các DN giấy Việt Nam đều đang cố gắng mở rộng quy mô, tăng công suất sản xuất nhằm giảm sức ép cạnh tranh từ việc nâng công suất của các DN giấy FDI như: Kraft Vina, Nine Dragon, Lee&Man và hàng NK từ khu vực ASEAN khi thuế suất nhờ AEC giảm xuống 0%.
Với khối các DN đầu tư nước ngoài, mới đây Bao bì SCG - thành viên của tập đoàn SCG đã khởi động thành công dây chuyền sản xuất giấy thứ hai tại nhà máy giấy Kraft Vina Việt Nam. Thiết bị mới đã cho phép ngành bao bì SCG tăng thêm 243.500 tấn sản lượng vào danh mục sản phẩm hàng năm. Công ty TNHH Cheng Loong Bình Dương cũng đầu tư lên tới hơn 1 tỷ USD cho nhà máy giấy tại Khu công nghiệp Singapore Ascendas - Protrade (Bình Dương), dự án có công suất lên tới 1 triệu tấn giấy công nghiệp…
Về vấn đề này, ông Vũ Ngọc Bảo, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam cho rằng, việc thu hút FDI và việc cạnh tranh giữa các DN với nhau là điều tất yếu của nền kinh tế thị trường, góp phần tăng trưởng kinh tế nên DN ngành nào cũng phải chấp nhận. Do đó, với thực trạng hiện nay, các DN giấy trong nước phải biết chủ động, phải biết tự xây dựng bản sắc riêng, tìm cách mở rộng quy mô… để tồn tại và tăng tính cạnh tranh.
Chấp nhận cuộc chơi
Có một điều đã thành thông lệ là các DN trong nước thường thiếu và yếu không chỉ về vốn mà còn về công nghệ, nhân lực. Vì thế, muốn mở rộng cạnh tranh với nhiều DN là điều “bất khả thi”. Ông Hoàng Minh Thắng, Giám đốc Công ty TNHH đầu tư và XNK tổng hợp giấy Tiến Thành cho biết, hiện DN vẫn gặp nhiều khó khăn, chưa thể mở rộng quy mô, sản xuất, không chỉ do nguyên nhân nội tại của DN mà còn do thị trường chưa thể đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu của DN. Vì thế, theo ông Thắng, mở rộng quy mô thì DN nào cũng muốn nhưng không phải DN nào cũng làm được.
Đồng quan điểm, ông Hà Ngọc Hoa cho hay, mặc dù xác định mở rộng quy mô nhưng DN vẫn chú trọng nhiều hơn vào thị trường trong nước, bởi việc XK giấy gặp nhiều khó khăn, nhất là về vấn đề giá cả vận chuyển khi sản phẩm giấy có đặc thù là hàng có kích thước lớn nhưng giá trị lại nhỏ. Hơn nữa, tại thị trường nước ngoài, Việt Nam chưa đủ sức “đấu” lại 2 đối thủ rất mạnh là Thái Lan và Trung Quốc nên cần phải có sự chuẩn bị thận trọng hơn. Trước mắt, thị trường trong nước tuy có nhiều đối thủ nhưng vẫn còn nhiều dư địa, hơn nữa, DN trong nước có lợi thế hơn khi không mất chi phí vận chuyển mà chất lượng tương đương. Còn với các DN FDI, DN trong nước phải chấp nhận “chiến đấu”, nếu không thì DN khó có thể tồn tại.
Nhận định về thực trạng của các DN giấy trong nước, theo đại diện Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam, các DN trong nước đa phần vẫn còn nhỏ lẻ, sản xuất bằng công nghệ cũ kỹ, lạc hậu do thiếu nguồn lực để thay đổi. Hơn nữa, các DN giấy nội địa vẫn chưa biết cách hợp tác, liên kết lại với nhau để tạo thành sức cạnh tranh lớn hơn. Trong bối cảnh hiện nay, nếu các DN ngành giấy hoạt động riêng lẻ sẽ nhiều khả năng bị “đè bẹp” bởi các DN FDI, nên bài toán liên kết là điều cần thiết, không chỉ giúp trao đổi kinh nghiệm mà còn có thể giúp nhau về tài chính, chuyển giao công nghệ.
Tất nhiên, xét cho cùng, các DN trong nước khó có thể mạnh bằng các DN FDI khi họ có nguồn lực tài chính lớn, kinh nghiệm lâu năm, nhưng theo ông Vũ Ngọc Bảo, nếu các DN trong nước biết “dè xẻn”, tiết kiệm, chọn hướng đầu tư đúng, chọn đúng thế mạnh, trọng điểm thì việc đầu tư sẽ đỡ dàn trải, ít tốn kém hơn. Làm được như vậy, DN vẫn hoàn toàn đủ khả năng nâng cao năng suất, chất lượng một cách hiệu quả. Những vấn đề này cần sự thay đổi tư duy tích cực từ những lãnh đạo DN và đặc biệt là cần nguồn thông tin, sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý.
相关文章
随便看看