【giải vđqg uzbekistan】Nhanh chóng hỗ trợ lao động tự do

时间:2025-01-11 05:01:44来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín

Báo Cà Mau(CMO) “Theo kết quả tổng hợp rà soát số lượng (đợt 2) toàn tỉnh có hơn 55.400 lao động không giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) các nghề, công việc bị tác động gặp khó khăn do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 và giãn cách xã hội. Hiện Sở LÐ-TB&XH đã trình UBND tỉnh xem xét, ban hành quyết định bổ sung thêm đối tượng áp dụng vào điểm 1, Ðiều 1, Quyết định 1502/QÐ/UBND ngày 9/8/2021 (gọi tắt là Quyết định 1502)”, Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp và việc làm, Sở LÐ-TB&XH tỉnh Cà Mau Nguyễn Việt Nhân cho biết.

Ðơn giản hoá thủ tục

Theo ông Nhân, thời gian qua, việc thực hiện gói hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP; Quyết định số 23/2021/QÐ-TTg và Quyết định 1502, Sở LÐ-TB&XH đã ban hành nhiều văn bản đôn đốc phối hợp thực hiện các chính sách hỗ trợ tại các văn bản chỉ đạo.

Tuy nhiên, qua theo dõi, cũng như phản ánh của người dân qua đường dây nóng, Cổng Dịch vụ công Quốc gia cho thấy, một số địa phương triển khai tuyên truyền chính sách đối tượng là lao động tự do của UBND tỉnh theo Quyết định 1502 thiếu sâu sát, dẫn đến chính quyền ấp, khóm nhận định chính sách chưa đầy đủ, chưa linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho lao động trong việc làm thủ tục hưởng chính sách, lao động phải đi lại nhiều lần để nộp hồ sơ trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh và giãn cách xã hội như hiện nay.

“Ðể đẩy nhanh tiến độ chi trả, đơn giản hoá thủ tục, sở đã đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn người lao động điền đầy đủ thông tin vào mẫu đề nghị hỗ trợ (có ký tên ghi rõ họ tên), gửi đến chính quyền ấp, khóm. UBND cấp xã tổng hợp danh sách có ý kiến gửi về UBND huyện tổng hợp, trình UBND tỉnh (thông qua Sở LÐ-TB&XH). Sau khi được thẩm quyền phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ, đề nghị đơn vị thực hiện chi hỗ trợ cập nhật thông tin vào dữ liệu phần mềm quản lý lao động và lưu trữ hồ sơ tại UBND cấp xã”, ông Nguyễn Việt Nhân cho biết thêm.

Kết quả, tính đến thời điểm này có 10.523 người được hỗ trợ, với tổng số tiền 15,706 tỷ đồng, đã hoàn thành xong 100%.

Toàn tỉnh đã có 3.713 người bán lẻ vé số được hưởng chính sách hỗ trợ mức chi 1 lần là 1,5 triệu đồng/ người. (Ảnh: UBND Phường 7 chi hỗ trợ người bán lẻ vé số trên địa bàn phường ngày 17/7 vừa qua).

Theo ông Nguyễn Việt Nhân, công tác chi tiền hỗ trợ được các đơn vị linh hoạt các hình thức chi phù hợp bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19, giãn cách xã hội, như: chuyển tiền vào tài khoản người lao động, cán bộ chi tiền đến tận hộ dân...

"Chính sách hỗ trợ được cập nhật trên phần mềm quản lý lao động của tỉnh, không để xảy ra trùng lặp 1 đối tượng hưởng nhiều hơn 1 định suất hỗ trợ", ông Nhân khẳng định.

Khẩn trương bổ sung và chi hỗ trợ

Với mục tiêu mọi người dân gặp khó khăn sớm được hưởng đầy đủ chính sách hỗ trợ của Nhà nước, không để sót đối tượng, Sở LÐ-TB&XH tiếp tục trình UBND tỉnh xem xét, quyết định mở rộng thêm đối tượng hỗ trợ nhóm lao động tự do và khẩu thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo gồm 10 nhóm đối tượng áp dụng vào Ðiểm 1, Ðiều 1, Quyết định 1502. 

Cụ thể là lao động hoặc người tự làm tại các cơ sở dịch vụ không có giao kết hợp đồng lao động, làm việc trong các ngành nghề/công việc bị dừng hoạt động theo yêu cầu của cấp thẩm quyền để thực hiện phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó có lao động tự làm trong các dịch vụ ăn, uống tại hộ gia đình; người thu gom phế liệu; tài xế xe cho dịch vụ chở khách hoặc tự làm; xe ôm; giúp việc gia đình; dịch vụ làm đẹp; bán hàng rong; công nhân sơ chế; cơ sở lưu trú; đò dọc; người làm trong các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, giáo dục nghề nghiệp.

“Ðối tượng bổ sung lần này sở đã chi tiết theo từng nhóm để chính quyền khóm, ấp nhận định đầy đủ, tránh bỏ sót đối tượng. Như giúp việc gia đình là dọn dẹp, nấu ăn, đi chợ, giặt đồ…; bán hàng rong không có địa điểm cố định, bao gồm cả việc buôn bán dạo, nhận sách, báo, tạp chí, văn hoá phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định pháp luật để bán rong…”, ông Nhân lý giải.

Theo ông Nhân, “điểm mở” cho lao động tự do được hưởng chính sách lần này còn có người tự làm các dịch vụ ăn, uống tại hộ gia đình (bị dừng hoạt động do không đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch), bao gồm cả đối tượng tự làm trong các ngành, nghề quy định tại Quyết định 1502. Chẳng hạn như 1 quán ăn của 2 vợ chồng có thuê 3 lao động tự do, do dịch bệnh phức tạp, vợ chồng chủ chỉ được bán mang về nên 3 lao động phải nghỉ việc và được hưởng chính sách, người chủ thì không. Song, đợt bổ sung lần này sẽ tạo điều kiện cho người chủ tiếp cận chính sách hỗ trợ theo quy định hiện hành.

“Thực tế tại các địa phương còn nhiều ngành, nghề bị ảnh hưởng dịch bệnh, nhưng khó xác định mức ảnh hưởng như những thợ hồ làm công nhật, nhỏ lẻ; người mò sò, bắt ốc thuê; đào đất, sên vuông, phát cỏ mướn… Do đó, sở đã đề nghị chính quyền các địa phương tiếp tục rà soát; đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân được hưởng chính sách kịp thời, nhanh chóng và minh bạch”, ông Nguyễn Việt Nhân khẳng định.

Ðối tượng hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 1502, gồm: lao động làm việc các điểm du lịch, quán bar, vũ trường, karaoke, bida, rạp chiếu phim, game, Internet công cộng, massage, thẩm mỹ, tập thể hình, thể dục dụng cụ, hồ bơi, yoga, sân bóng đá và dịch vụ ca hát tập trung đông người, bán lẻ vé số kiến thiết lưu động, các dịch vụ ăn, uống hàng quán (trừ hình thức bán hàng mang về).

- Tiêu chí điều kiện:

+ Có thời gian ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 6/5-31/12/2021;

+ Không trong thời gian đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp;

+ Bị mất việc làm hoặc ngừng việc có mức thu nhập hàng tháng dưới 1.500.000 đồng/người.

- Mức hỗ trợ và phương thức chi trả: 1.500.000 đồng/người; trả 1 lần.

 

Băng Thanh

 

相关内容
推荐内容