【arsenal tula vs】“Cửa sáng” xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi

时间:2025-01-12 15:47:19 来源:88Point

cua sang xuat khau san pham chan nuoi

Chế biến thịt tại Tổ hợp chế biến thịt MNS Meat Hà Nam. Ảnh: N.Thanh.

“Tấn công” thị trường trong khu vực

Theửasángxuấtkhẩusảnphẩmchănnuôarsenal tula vso Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT): Cả năm 2018, ước tính toàn quốc XK khoảng 500-550 triệu USD sản phẩm chăn nuôi gồm: Thịt lợn sữa và thịt lợn các loại đông lạnh, trứng vịt muối, mật ong, sữa và các sản phẩm từ sữa; khoảng 400-450 triệu USD nguyên liệu và sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Về NK, Việt Nam NK khoảng 500 triệu USD giống vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi gồm: Lợn giống, gia cầm giống, thịt các loại, trâu bò sống. Ngoài ra, Việt Nam còn NK gần 18 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Nhìn nhận về tiềm năng XK sản phẩm chăn nuôi nói chung, đặc biệt là mặt hàng thịt lợn nói riêng, ông Nguyễn Xuân Dương- quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho hay: Nếu năng lực sản xuất chỉ để sử dụng thì Việt Nam đã vượt trần. Do đó, việc tìm thị trường XK cho thịt lợn nói riêng và sản phẩm chăn nuôi nói chung là con đường Chính phủ và Bộ NN&PTNT đã đặt ra. Cuối tháng 12/2108 vừa qua, việc khánh thành Tổ hợp án Tổ hợp chế biến thịt MNS Meat Hà Nam là một trong những khâu chuẩn bị cho việc này. XK thịt từ tổ hợp này hoàn toàn khả thi vì nhà máy được sản xuất với công nghệ của châu Âu, quy trình kiểm soát châu Âu. Nếu nguồn nguyên liệu tổ chức tốt theo tiêu chuẩn VietGAp hay GlobalGAP, thịt của Việt Nam hoàn toàn cũng giống như thịt của châu Âu.

“Nói rộng ra, giải quyết được vấn đề như vậy, có nhiều yếu tố sẽ được đảm bảo. Việt Nam có sản phẩm sạch, chất lượng an toàn cho người tiêu dùng Việt Nam để giữ thị trường trong nước. Song song với đó, chăn nuôi Việt Nam hướng đến thị trường XK. Tổ chức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết nhằm truy xuất được nguồn gốc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chia sẻ lợi nhuận của những người tham gia vào quá trình sản xuất, chăn nuôi, giết mổ và chế biến. Điều này cũng giúp ngành chăn nuôi Việt tránh tình trạng không hình thành được ngành hàng thịt lợn hay các ngành hàng thực phẩm có đủ sức mạnh cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập”, ông Dương nói.

Đưa ra đánh giá cụ thể hơn về tiềm năng XK sản phẩm chăn nuôi, ông Dương phân tích: "Với riêng mặt hàng thịt lợn, nhất là lợn sữa và lợn con, Việt Nam có ưu thế nhất khu vực. Việt Nam phải đẩy mạnh XK các sản phẩm tiềm năng này trong khu vực, ví dụ như sang thị trường Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore, Malaysia... Bên cạnh đó, chúng ta tiếp tục đẩy mạnh cho công tác chế biến và giết mổ các sản phẩm khác từ lợn thịt. Bởi, nếu chỉ dùng lợn choai và lợn sữa, hiệu quả không cao khi mất đi quá nhiều chi phí về giống. Một con lợn sữa khoảng 7 kg, lợn choai 40 kg nhưng lợn thịt nặng tới hơn 1 tạ.

Nỗ lực giá thành đủ cạnh tranh

Ông Dương cho biết thêm: Hướng của Việt Nam là tiếp cận các thị trường xung quanh và vươn tới các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản…, các nước phát triển hơn. Lộ trình đi như vậy mà có sự vào cuộc của các DN lớn, được sự ủng hộ của Chính phủ, địa phương, người dân thì chắc chắn có thể đưa được các sản phẩm chăn nuôi sang các nước phát triển như đã đưa gạo, cà phê, tiêu, điều đi sang các nước trên thế giới. “Chúng ta đã XK được thịt đông lạnh. Thời gian tới, Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn vào chế biến sâu, đẩy mạnh chế biến làm chín thịt. Sản xuất trong điều kiện chưa hoàn toàn sạch bệnh mà chế biến tốt thì vẫn có thể XK được. Ngoài ra, vấn đề khó nhất, cần nỗ lực khắc phục của Việt Nam hiện nay vẫn là kiểm soát dịch bệnh để có thể XK được thịt tươi. Kiểm soát dịch bệnh là vô cùng quan trọng, phải là vùng an toàn dịch được Tổ chức Thú y Thế giới (IOE) thừa nhận chứ không phải Việt Nam nói sạch là sạch”, ông Dương nhấn mạnh.

Xung quanh câu chuyện sản xuất, XK sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là mặt hàng thịt lợn, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nêu quan điểm: Nếu có điều kiện đảm bảo thực phẩm của Việt Nam có kiểm soát, truy xuất rõ ràng, giá cả phải chăng thì có thể XK đi thị trường thế giới. Riêng với thị trường Trung Quốc, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói rõ hơn: Người tiêu dùng Trung Quốc cơ bản sử dụng các sản phẩm thịt lợn giống Việt Nam. Do đó, Bộ NN&PTNT đang phối hợp với Bộ Công Thương cùng bàn với phía Trung Quốc đảm bảo các điều kiện quy chuẩn cũng như các thủ tục để thịt lợn có thể XK chính ngạch sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam đang tổ chức lại khâu chế biến theo hướng sản xuất chuỗi, từ nguyên liệu đến chế biến đến tổ chức thị trường, đảm bảo thịt phải sạch.

“Hiện nay, cả khối châu Âu và Bắc Mỹ, giá thành thịt lợn đang thấp hơn Việt Nam rất nhiều. Do đó, chúng ta phải chú ý cả vấn đề phát triển thị trường, cả vấn đề chuỗi sản xuất để không những đảm bảo sản xuất sạch mà giá thành còn phải đủ sức cạnh tranh. Với đà này, tin tưởng rằng, từng bước một, Việt Nam có thể làm được việc đưa chăn nuôi Việt Nam tiếp tục phát triển, tham gia sâu hơn vào chuỗi nông sản toàn cầu”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định.

推荐内容