Trước thực trạng trên,ềnthônghãythôkết quả vô địch anh PV đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia ngôn ngữ học PGS TS Phạm Văn Tình, hiện là Phó Tổng Biên tập Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam. Nhiều độc giả cho rằng, hiện nay có những bài báo gây ra sự hụt hẫng về mặt thông tin khi nội dung chi tiết không được như tít bài đề cập. Ông đánh giá như thế nào về điều này? Hiện tôi cũng đang trực tiếp giảng dạy một chuyên đề về ngôn ngữ thực hành báo chí cho sinh viên Khoa Ngôn ngữ, Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Vì thế tôi có điều kiện để tiếp cận, nghiên cứu sâu về hiện tượng liên quan ngôn ngữ báo chí. Trong những năm gần đây truyền thông đang giữ một vai trò hết sức quan trọng và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, việc ngôn ngữ báo chí đang có những sự đa dạng hóa và mở rộng ra ở cách thể hiện cũng là một điều tích cực. Tuy nhiên, cùng với đó nó cũng bộc lộ những hiện tượng như viết vội vàng hoặc để "câu khách" (câu view). Đặc biệt, trong cái "câu khách" thì rõ nhất ở cái cách đặt tít bài báo. Thực ra, đặt tít hay rút tít là một trong những kỹ năng quan trọng của người làm báo, nó tạo cho bài báo một sự hấp dẫn, qua đó cũng có thể đánh giá chất lượng của một tờ báo nói chung. Tít báo phản ánh nội dung mà bái báo muốn đề cập, nhưng hiện nay có những bài báo nội dung chưa đạt được những gì giới thiệu ở tít, hay thậm chí có kiểu “tít một đằng, nội dung một nẻo”. Và việc đặt tít như thế chẳng khác nào lừa dối bạn đọc. Theo PGS TS Phạm Văn Tình, cần phân biệt rõ tít lạ và tít giật gân. Việc “câu khách” như ông đề cập hiện nay diễn ra như thế nào? Ông có thể đưa ra một vài dẫn chứng? Thật đáng buồn là hiện tượng đặt tít theo kiểu "câu khách" hiện đang xảy ra khá nhiều và cũng gây ra những phản ứng của xã hội. Nhiều bài báo đặt tít không đúng so với thực chất. Lấy ví dụ, có những cái không đáng là "sốc" nhưng vẫn cho vào được tít. "Sốc" vốn là một từ chuyên môn bên y học để biểu thị chỉ khi nào chúng ta cảm giác nó quá mức bình thường và nó tạo ra một sự thay đổi lớn về chất, khi mà chúng ta nhận được một tin mà quá mức tưởng tượng. Vì vậy, dù có những cái cơ sở đề người ta giật tít nhưng để đạt được tới mức độ đúng nghĩa thì nhiều bài nội dung chưa đạt được đến mức độ đó. Nhiều người thường cố tình tạo ra những từ này ở trong tít báo để có thể gây ấn tượng, nhằm kéo độc giả vào xem. Dù có những cơ sở để người ta giật tít song điều quan trọng là bản chất vấn đề chưa đạt được tới những mức độ "nhói lòng", "kinh hoàng",… một cách đúng nghĩa. Đôi khi sẽ gây cho người đọc một cảm giác hụt hẫng, vì vậy người viết cần thận trọng về điều này. Có nhiều ý kiến cho rằng, việc dùng những từ như "sốc", "kinh hoàng", "đắng lòng",… trong các tít báo đang bị lạm dụng một cách thái quá. Ông đánh giá như thế nào về việc này? Quả thật các báo, đặc biệt là báo điện tử đang có xu hướng lạm dụng những từ ngữ này. Người ta đua nhau để làm sao có tít “kêu” và khác lạ. Thực ra đặt tít thì luôn luôn phải lạ và mới, nhưng cái lạ và mới ở đây không đồng nghĩa với việc phá cách hay tùy hứng, thậm chí dùng ngôn ngữ một cách xô bồ. Cần phân biệt rõ ràng giữa đặt tít lạ và đặt tít kiểu giật gân, 2 điều này hoàn toàn khác nhau. Lạ trong tít là một sự sáng tạo vẫn được người khác chấp nhận, tức không chỉ là nhận định của riêng mình. Giật gân là tạo cho người ta một cảm giác gì đó bất thường và thu hút, nhưng sau khi đọc nội dung độc giả lại thấy không hài lòng. Đặc biệt, vấn đề này hay gặp nhất ở các trang, số báo liên quan đến thể thao. Thỉnh thoảng vẫn có những bài không chỉ tít mà kể cả phần nội dung còn hiện tượng cẩu thả, dùng từ không được chính xác. Ngôn ngữ hoàn toàn trung tính và khách quan với tất cả mọi người, việc giật tít phản cảm chủ yếu là do người viết sử dụng trong bối cảnh không phù hợp. Việc dùng những từ ngữ theo kiểu giật tít như thế ở các bài báo cũng ảnh hưởng, tác động đến sự trong sáng của tiếng Việt bởi ngôn ngữ tít thường đập vào mắt người đọc đầu tiên, dễ gây ấn tượng và có sức lan tỏa hơn nội dung trong văn bản. Cần cân nhắc vì khi đã được đăng tải lên mạng rồi thì sẽ lan truyền rất nhanh. Cũng một phần bởi sự cạnh tranh về độc giả nên chính các tòa soạn báo cũng “thả” cho các phóng viên, biên tập viên tự tìm những gì có thể gây nổi mà quên mất một điều rằng bản thân sự kiện hay nội dung của bài báo mang lại gì cho độc giả mới là điều quan trọng. Với kinh nghiệm 30 năm làm báo và hiện là Phó Tổng Biên tập của một tạp chí về ngôn ngữ, ông có lời khuyên nào cho những người làm báo trẻ hiện nay? Đội ngũ làm báo của chúng ta hiện nay rất lớn. Việc đặt tít phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tác nghiệp của người viết. Ngoài được đào tạo bài bản cần có tố chất và cả sự say mê với nghề, trên cơ sở đó để trau dồi nghề nghiệp, tích lũy về kiến thức. Người làm báo phải có một tri thức rộng và một phông văn hóa đủ để xử lý những vấn đề liên quan đến sản phẩm của mình. Các bài viết gửi tới các độc giả tức là đã gửi một thông điệp văn hóa đến với công chúng, vì vậy cần có văn hóa đặt tít. Nếu người viết không có trình độ, tri thức mà chạy đua đặt tít sao cho hơn người khác thì tất yếu sẽ tạo nên những tít kì cục. Tôi cũng rất trân trọng những người làm báo trẻ hiện nay. Họ được đào tạo khá cơ bản, có khá nhiều kiến thức, đồng thời họ có sự hỗ trợ về công nghệ. Tuy nhiên, vẫn có hiện tượng “ăn xổi”, một số người chưa đạt tới độ chín trong nghề nghiệp mà đã tác nghiệp vội vã chắc chắn sẽ đem lại những sản phẩm không tốt. Nhiều người trẻ nghĩ rằng mình đã viết được vài bài là mình đã làm báo tốt, mà quên rằng quá trình làm báo cũng giống như bất kỳ nghề nào, phải có sự trau dồi và tích lũy nhất định. Nếu không tích lũy tri thức về cuộc sống và nghề nghiệp thì chắc chắn không trở thành một nhà báo giỏi được. Xin cảm ơn ông! Theo Infonet |