【keo bóng đá trực tiếp】Hải sản Na Uy thu hút khách tham quan tại Hội chợ Vietfood & Beverage 2023
Khai trương gian hàng Việt Nam tại hội chợ FIHAV 39 - La Habana - Cuba Hội chợ Hàng Việt Nam: Thúc đẩy doanh nghiệp tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Thuỵ Điển |
Cơ hội giao thương và hợp tác với thị trường Việt Nam
Đây là lần đầu tiên Hội đồng Hải sản Na Uy tham dự vào sự kiện hội chợ thường niên VietFood & Beverage Hà Nội 2023. Sự kiện quan trọng này một lần nữa nhấn mạnh cam kết của Hội đồng trong việc tăng cường mối kết nối và thúc đẩy hợp tác thương mại trong lĩnh vực hải sản giữa Na Uy và Việt Nam.
Đông đảo doanh nghiệp hải sản hàng đầu Na Uy đã có mặt trực tiếp tại sự kiện |
Đây cũng là lần đầu tiên, 8 nhà sản xuất và xuất khẩu hải sản hàng đầu của Na Uy, bao gồm Cape Fish, Coast, Leroy, Hofseth, Pure Norway Seafood, Salmar, Seaborn và Star Seafood đến Việt Nam để tham dự trực tiếp vào các hoạt động của Hội đồng Hải sản Na Uy, thúc đẩy cơ hội hợp tác với các đối tác tiềm năng tại thị trường Việt Nam.
Với nhiều sản phẩm hải sản của Na Uy như cua hoàng đế đỏ, cá hồi, cá tuyết, cua nâu, cá thu Đại Tây Dương và tôm nước lạnh, gian hàng triển lãm của Hội đồng Hải sản Na Uy tại VietFood & Beverage Hà Nội 2023 đã mở rộng cơ hội hợp tác hai chiều giữa các doanh nghiệp Na Uy và Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực hải sản.
Bên cạnh khu gian hàng trưng bày sản phẩm, Hội đồng Hải sản Na Uy tổ chức “Học viện Cá hồi”, nơi những người tham dự có cơ hội được chứng kiến đầu bếp danh tiếng Jimmy Chok đến từ Singapore thực hiện chương trình trình diễn ẩm thực hấp dẫn lấy cá hồi Na Uy làm tâm điểm. Đầu bếp Jimmy đã chia sẻ nhiều hiểu biết sâu sắc, từ bối cảnh lịch sử của loại hải sản tinh tế này đến các kỹ thuật thiết yếu để xử lý các sản phẩm cá hồi, đảm bảo chúng được vận chuyển nhanh chóng từ nhà cung cấp đến nhà hàng hoặc nhà bán lẻ, từ đó giữ được sự tươi ngon của cá hồi.
Đầu bếp Jimmy chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của ông về cá hồi Na Uy với đông đảo khách tham dự sự kiện |
Một trong những điểm nổi bật của “Học viện Cá hồi” là chia sẻ của Tiến sĩ Asbjørn Warvik Rørtveit, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Hội đồng Hải sản Na Uy, với nội dung đi sâu toàn diện về quy trình chăn nuôi của cá hồi Na Uy cùng các quy định nghiêm ngặt và công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới làm nên món cá hồi Na Uy có hương vị thơm ngon đặc thù.
Ông cho biết: “Nền tảng của ngành hải sản Na Uy là cam kết phát triển có trách nhiệm và duy trì sự cân bằng tự nhiên trong môi trường của chúng ta. Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam nguồn hải sản chất lượng cao và đáng tin cậy mà còn thúc đẩy sự hợp tác trong việc bảo vệ hệ sinh thái sinh thái biển, góp phần đảm bảo sự bền vững lâu dài của ngành hải sản”.
Sự kiện là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam và Na Uy gặp gỡ, xúc tiến các hoạt động thương mại |
“Trong thời gian tới, Hội đồng Hải sản Na Uy cam kết hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp Việt Nam để gia tăng giá trị kinh tế, đồng thời duy trì sự đảm bảo rằng hải sản Na Uy có mặt tại Việt Nam luôn có được nguồn gốc và chất lượng đẳng cấp thế giới”, ông Asbjørn khẳng định.
Người Việt “mê” hải sản Na Uy chất lượng cao
Điều kiện thiên nhiên lý tưởng, kết hợp với các phương pháp quản lý bền vững các nguồn tài nguyên biển và tỉ mỉ trong từng bước cung ứng đã kiến tạo nên thương hiệu hải sản Na Uy nổi tiếng về chất lượng trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nhiệt độ lạnh giá và khắc nghiệt của biển Na Uy đã nuôi dưỡng nguồn hải sản có hương vị và kết cấu đặc biệt. Đồng thời, bí quyết đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản của Na Uy là phương pháp tiếp cận tổng thể dựa vào hệ sinh thái, cùng với đó là các quy định giám sát chất lượng nghiêm ngặt để bảo vệ mọi loài trong vùng biển của Na Uy. Đối với cá hồi Na Uy trứ danh, cá được nuôi trong lồng kính có đường kính gần 200 mét và độ sâu 30-50 mét. Các lồng nuôi cá có hệ thống giám sát tự động trong phòng điều khiển trên thuyền, liên tục kiểm tra môi trường nước của cá, nhiệt độ nước, dòng chảy.
Cá hồi Na Uy đã nổi danh toàn cầu bởi chất lượng và sự phát triển bền vững |
Là nước xuất khẩu hải sản lớn thứ hai thế giới, Na Uy cung cấp 40 triệu bữa ăn hải sản hàng ngày cho 150 quốc gia trên toàn cầu. Tại Đông Nam Á, Việt Nam luôn là quốc gia nhập khẩu hải sản Na Uy hàng đầu ở khu vực này.
Trong tháng 9 năm 2023, Na Uy đã xuất khẩu 8.988 tấn hải sản sang Việt Nam, tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm trước về mặt sản lượng. Những mặt hàng xuất khẩu này có giá trị 266 triệu NOK (khoảng 23,7 triệu USD), tăng trưởng ấn tượng 28% về mặt giá trị. Thống kê từ đầu năm đến nay cho thấy, Việt Nam đã nhập khẩu tổng cộng 42.242 tấn hải sản từ Na Uy, trị giá 1,6 tỷ NOK (tương đương 142 triệu USD) tương đương sự gia tăng 8% về mặt sản lượng và 23% về mặt giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều này cho thấy nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng, song hành cùng quy mô dân số và sự gia tăng về thu nhập của người tiêu dùng Việt Nam.
相关推荐
- Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
- Khuất Văn Khang: U20 Việt Nam gặp bất lợi vì trọng tài
- Tòa án Nhân dân 2 tỉnh của Lào thăm và trao đổi kinh nghiệm tại Thừa Thiên Huế
- Công an xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng bắt giữ đối tượng tàng trữ pháo nổ tự chế
- Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- Bảng xếp hạng Ngoại hạng Anh 2022
- Bắt thanh niên xông vào nhà cướp dây chuyền vàng của cụ già 92 tuổi
- Ngân hàng “chùn chân” với trái phiếu doanh nghiệp