| “Tước” giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu 5 doanh nghiệp xăng dầu | | Vi phạm về chất lượng,ạmkinhdoanhxăngdầuCMVbịphạttỷđồket qua bong da c2 một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị đề nghị mức phạt trên 1,6 tỷ đồng |
| Một điểm kinh doanh xăng dầu của CMV |
Theo quyết định, CMV đã có hành vi gian lận trong kê khai đăng ký hệ thống phân phối và kinh doanh xăng dầu khi giấy phép kinh doanh xăng dầu được cấp đã hết hiệu lực. Các hành vi vi phạm này được quy định tại Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí và Nghị định 17/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí. Đáng chú ý, CMV đã vi phạm nhiều lần đối với 2 hành vi kể trên. Tuy nhiên, công ty đã tự nguyện khai báo, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính; đồng thời ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm và tự nguyên khắc phục hậu quả. Theo đó, CMV bị xử phạt 50 triệu đồng đối với hành vi gian lận trong kê khai đăng ký hệ thống phân phối; phạt 90 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh xăng dầu khi giấy phép kinh doanh xăng dầu được cấp đã hết hiệu lực. Về biện pháp khắc phục hậu quả, CMV phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm từ tháng 1/2021 đến tháng 3/2022 với số tiền gần 8,67 tỷ đồng. Như vậy, tổng số tiền phạt và truy thu, CMV phải nộp là 8,8 tỷ đồng. |