Để tấn công thị trường bán lẻ châu Âu,đừngmongchờmaymắđội hình chelsea gặp west ham trong đó có Việt Nam, tập đoàn Tesco (Anh), chủ sở hữu chuỗi siêu thị bán lẻ lớn hàng thứ hai thế giới, đã chọn Tập đoàn New World Fashion Group mà chủ nhân là ông Phạm Minh Nam, một Việt kiều, làm đối tác chiến lược.
Theo đó, tập đoàn này sẽ cung cấp các sản phẩm thời trang nữ cho các siêu thị Tesco tại châu Á. New World Fashion Group cũng đã gia công sản phẩm thời trang nữ cho các hãng danh tiếng như Mango, Mackay, Primark, M & CO. Dunnes, Esprit và cung cấp hàng với nhãn hiệu riêng cho các siêu thị lớn tại Anh và Việt Nam như Next, Mark& Spencer, Metro...
Ngoài trụ sở tại London, New World Fashion còn có 2 chi nhánh tại TP.HCM và Hải Phòng cùng 5 nhà máy với tổng số gần 10.000 lao động. Mỗi tháng, các nhà máy này cung cấp cho khách hàng 1,2 triệu sản phẩm với tổng giá trị xuất khẩu gần 80 triệu USD/năm và theo dự kiến, con số này sẽ tăng lên thành 120 triệu USD trong năm tới.
Đến Anh vào năm 1980 khi trong tay chỉ vỏn vẹn có 10 đô la, bằng nhiều nỗ lực, ông Nam đã gầy dựng được một cơ nghiệp khá lớn. Đối với cộng đồng người Việt tại Anh, ông được coi là doanh nhân thành đạt nhất với nhiều biệt danh như Nam London, Nam Đông Tài, Nam tỉ phú.
Ông Nam cho biết, để có được ngày hôm nay, ông đã phải lao động cật lực trong suốt 20 năm kể từ ngày đặt chân lên nước Anh. Ông đã tích cóp từng đồng tiền công ít ỏi từ việc đi làm thuê cho các chủ xưởng may người DoThái ở London và nhờ cần cù và năng động, ông dần học được kinh nghiệm làm ăn của những người chủ.
Khi có được một chút vốn nho nhỏ, ông mở một xưởng gia công sản phẩm may mặc cho các hãng may của người Do Thái. Đến năm 1988, Nam đã giao hàng cho hơn 10 hãng may, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người Việt tại London. Khi đã có một lượng khách hàng đáng kể tại Anh, ông tiếp tục mở rộng công việc làm ăn với các đối tác tại châu Âu và một số nước Đông Âu.
Đến năm 1990, ông Nam thành lập Tập đoàn New World Fashion Group. Sau nhiều lần về thăm quê hương, ông đã chuyển hướng đầu tư về Việt Nam. Năm 1998, nhà máy may mặc đầu tiên của Tập đoàn New World Fashion Group là Đông Tài được xây dựng tại Khu Công nghiệp Phú Thái (Hải Dương).
Từ đó đến nay, đã có 4 nhà máy khác do ông Nam đầu tư đi vào hoạt động với tổng số vốn đầu tư hơn 30 triệu USD. Từ mục tiêu ban đầu là chuyển giao công nghệ sản xuất về Việt Nam với sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài và gia công hàng cho đối tác Anh và châu Âu. Đến nay các nhà máy do ông Nam đầu tư đã chủ động được công nghệ sản xuất và cung cấp cho thị trường các sản phẩm mang nhãn hiệu riêng.
Muốn làm việc gì thành công cũng phải cần cù, chịu khó, cầu tiến, suy nghĩ kỹ càng và tự tin khi ra quyết định. Với ngành may mặc, phải biết bán những thứ khách hàng cần chứ không bán thứ mình có.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của thị trường, các sản phẩm may mặc do tập đoàn của ông Nam sản xuất vẫn đứng vững nhờ chất lượng và uy tín trong giao dịch. Ông Nam cho biết: “Trước đây, tôi chỉ mơ ước cung cấp sản phẩm cho tất cả các cửa hàng thời trang ở Anh. Nhưng đến nay, tôi đã làm được hơn cả điều ấy khi những siêu thị lớn tại Anh và nhiều cửa hàng khác ở châu Âu đã chấp nhận hàng của New World Fashion.
Ngoài các thị trường và đối tác truyền thống, hiện New World Fashion đã triển khai kế hoạch mở rộng tới thị trường các nước châu Phi và Trung Đông”. Ông Nam đúc kết về thành công mình: “Muốn làm việc gì thành công cũng phải cần cù, chịu khó, cầu tiến, suy nghĩ kỹ càng và tự tin khi ra quyết định. Với ngành may mặc, phải biết bán những thứ khách hàng cần chứ không bán thứ mình có”.
Đối với các doanh nhân mới lập nghiệp, ông Nam khuyên hãy kinh doanh bằng khả năng nhạy bén với thời cơ và thị trường cùng một chiến lược bài bản và dài hạn. Đừng mong chờ vào may mắn vì nếu may mắn thì chỉ được một vụ, một mùa, một năm chứ không thể kéo dài 10-15 năm được. Nếu tính toán không đúng, thiệt hại sẽ rất lớn, sẽ khiến khách hàng mất niềm tin. Và để lôi kéo họ lại thì rất khó.
Trên tư cách Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Anh, ông Nam cho rằng, để thu hút mạnh hơn nữa các doanh nghiệp Việt kiều về nước đầu tư, Chính phủ cần đẩy mạnh cải cách hành chính. Và cũng cần có các chính sách ưu đãi cụ thể dành cho doanh nhân là kiều bào.
TheoNhịp cầu Đầu tư