当前位置:首页 > La liga > 【tỷ lệ bóng đá cúp fa】Tái cơ cấu VNPT điểm cốt lõi của tái cơ cấu thị trường viễn thông

【tỷ lệ bóng đá cúp fa】Tái cơ cấu VNPT điểm cốt lõi của tái cơ cấu thị trường viễn thông

2025-01-12 23:03:23 [Cúp C2] 来源:88Point

MobiFone sẽ tách ra khỏi VNPT là phương án tái cơ cấu hiệu quả nhất.

Chiều ngày 14/2,áicơcấuVNPTđiểmcốtlõicủatáicơcấuthịtrườngviễnthôtỷ lệ bóng đá cúp fa Câu lạc bộ Nhà báo công nghệ thông tin đã tổ chức buổi tọa đàm “Tái cơ cấu thị trường viễn thông Việt Nam”, với sự tham gia của các nhà quản lý, các chuyên gia, các phóng viên báo chí, bàn thảo về các vấn đề xung quanh vấn đề tái cơ cấu thị trường viễn thông Việt Nam trong thời gian tới.

Vì sao chọn MobiFone

Ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, trong các phương án tái cơ cấu VNPT thì việc chia tách MobiFone là khả thi nhất. Bởi đây là một thương hiệu mạnh, sau khi tách sẽ dễ dàng cổ phần hóa. Hơn nữa MobiFone lại hoạt động tương đối độc lập hơn VinaPhone trong Tập đoàn VNPT.

Mặt khác việc chọn MobiFone đảm bảo cho VNPT có bức tranh tài chính lành mạnh để phát triển trong thời gian tới. Trên cơ sở cân nhắc ưu nhược của các phương án, VNPT kiến nghị tách MobiFone, có kế hoạch để tái cơ cấu lại toàn bộ tập đoàn để hình thành doanh nghiệp năng động hơn, thích ứng hơn trong thời gian tới.

"Tái cơ cấu thị trường viễn thông Việt Nam có tâm điểm là VNPT. Phương án này sẽ hình thành ít nhất 3 DN tương đối mạnh, tạo thế chân vạc cho thị trường cạnh tranh phát triển bền vững hơn", ông Hải chia sẻ.

Ông Lê Ngọc Minh, Chủ tịch MobiFone bày tỏ: Thực tế hiện MobiFone vẫn là thành viên của Tập đoàn VNPT. Nếu đề án được phê duyệt, MobiFone sẽ trở thành một DN độc lập. Từ đó MobiFone sẽ có điều kiện chủ động hơn trong quá trình phát triển, loại bỏ được nhiều gánh nặng cũng như các cấp trung gian, qua đó đẩy nhanh được tiến trình cổ phần hóa.

Tách MobiFone cần gắn với cổ phần hóa

Việc cổ phần hóa MobiFone khi tách nhà mạng này khỏi VNPT sẽ giúp thị trường viễn thông tăng tính cạnh tranh, mở đường cho xu hướng tư nhân hóa, tránh lãng phí đầu tư từ ngân sách Nhà nước.

Liên quan tới vấn đề này, TS. Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ TT&TT) nhấn mạnh: Đề nghị Bộ TT&TT phải xác định rõ rằng nếu Chính phủ phê duyệt việc tách MobiFone ra khỏi VNPT thì phải gắn liền việc chia tách với việc cổ phần hóa MobiFone - việc lẽ ra phải làm từ 7 – 8 năm trước. Nếu cứ để cả 3 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất đều là doanh nghiệp Nhà nước cả thì thị trường sẽ khó cạnh tranh lành mạnh và hoàn chỉnh.

Đồng tình với quan điểm trên, TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương phân tích thêm nguyên nhân tại sao phải cổ phần hóa MobiFone. Ông Thành cho rằng, MobiFone phải cổ phần hóa để tìm các nhà đầu tư chiến lược có năng lực công nghệ tốt, gây áp lực cạnh tranh cho 2 doanh nghiệp còn lại, buộc các doanh nghiệp phải cung cấp dịch vụ tốt hơn. Đối với MobiFone thì câu chuyện cổ phần hóa và đối tác là câu chuyện quan trọng nhất.

Ông Thành nói rằng: Quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước có nhiều chiều cạnh, trong đó chiều cạnh chốt nhất và chúng ta đang muốn đẩy nhanh nhất chính là minh bạch hóa. Kể cả doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thì sắp tới có thể cũng phải công bố thông tin như 1 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán.

Mặt khác, triển khai cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước sẽ tìm ra những lĩnh vực doanh nghiệp có thể làm hiệu quả, không cần sự đầu tư của ngân sách Nhà nước, nên để cả doanh nghiệp tư nhân tham gia, kể cả những lĩnh vực nhạy cảm.

"Vấn đề quan trọng là cần có sự tính toán hợp lý để hành xử linh hoạt, có thể thời điểm này, lĩnh vực hoặc doanh nghiệp này do Nhà nước quản lý nhưng thời điểm khác lại giao cho tư nhân, thời điểm khó khăn thì Nhà nước tạm "ôm 1 tí" rồi khi ổn hơn lại "nhả" ra thị trường. Làm như vậy sẽ đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế đất nước”, ông Thành chia sẻ.

Ông Nguyễn Trung Chính, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần CMC cũng bày tỏ quan điểm của mình dưới góc độ của người chịu ảnh hưởng từ việc VNPT tái cấu trúc. “Nếu 3 doanh nghiệp viễn thông chiếm vị thế chi phối thị trường viễn thông tiếp tục lại là ba doanh nghiệp của Nhà nước (chiếm thị phần đến 99%) thì quả thực lo ngại, doanh nghiệp tư nhân chúng tôi không còn cửa nào phát triển".

Vì vậy ông Chính cho rằng: "Nếu MobiFone tách ra và sẵn sàng cổ phần hóa, thì đó là dấu hiệu đáng mừng, bởi nếu hình thành được một doanh nghiệp tư nhân tầm cỡ, tức là 1 trong 3 trụ cột sẽ là doanh nghiệp tư nhân thì tính thị trường sẽ có. Chúng tôi cũng sẽ có cơ hội. Chúng tôi có niềm tin là thị trường viễn thông phải theo quy luật thị trường, và có theo quy luật thị trường thì chúng tôi mới có khả năng phát triển. Câu chuyện tái cơ cấu thị trường viễn thông không còn là chuyện của riêng VNPT nữa mà là câu chuyện quốc gia"./.



Hồng Quyên

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读