Trên 100 đại biểu là lãnh đạo các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau của Việt Nam đã tham dự hội thảo này. Tại hội thảo,Ápdụngquảnlísảnxuấttinhgọntrongdoanhnghiệlich dau c1 các diễn giả đến từ các tập đoàn doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đã giới thiệu về ứng dụng Lean và các tình huống thực tế, những thách thức trong ứng dụng Lean tại Việt Nam; Giải pháp vượt qua những trở ngại để đạt tinh gọn và sự kết hợp hoàn hảo trong ứng dụng Lean và Chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó, những vướng mắc của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời điểm hiện nay cũng đã được các diễn giả giải đáp, hướng dẫn, như: áp dụng về Lean để tạo ra nhiều giá trị và lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp; các phương thức vận hành sản xuất của doanh nghiệp đã thật sự tinh gọn, phù hợp với doanh nghiệp; Làm cách nào để đánh giá các dự án Lean hay hoạt động kinh doanh của công ty so với các công ty đối thủ trong cùng ngành…
Ông Nguyễn Khoa, Giám đốc BPI khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Damco/Maersk Việt Nam cho rằng, 75% các công ty sản xuất đang xem xét áp dụng hoặc đang thực hiện Lean. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có 2% là thực sự thành công... Thông qua các tình huống thực tế, ông Nguyễn Khoa đã chia sẻ kinh nghiệm của mình về những thách thức chính yếu và những bẫy rủi ro phổ biến nhất trong thực hiện Lean trong môi trường kinh doanh hiện tại Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Khoa, những bẫy rủi ro phổ biến trong ứng dụng Lean ở Việt Nam là doanh nghiệp tập trung quá nhiều vào những thay đổi vật chất, như: sao chép một vài công cụ Lean và phương pháp, nhưng không hiểu rằng Lean không phải là một tập hợp các công cụ thần kỳ, hay công thức dẫn đến thành công.
Lean là một hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả những lãng phí trong quá trình sản xuất. Theo thống kê trên thế giới, các công ty đã ứng dụng thành công Lean trong sản xuất như Toyota, Wal-Mart, General Electric, Southwest Airlines, IBM, Lenovo… mang lại những hiệu quả xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, giảm hàng lỗi 20%, thời gian giao hàng giảm hơn 75%, giao hàng đúng hẹn cải thiện đến 99%, năng suất (số lượng hàng bán/nhân viên) tăng từ 15-35% một năm và hàng tồn kho giảm hơn 75%.
Trong tình hình kinh tế khó khăn, số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam phá sản năm 2012 tăng cao chưa từng có (khoảng 55.000 doanh nghiệp), chính vì thế các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tìm đến giải pháp Lean để tăng giá trị sản phẩm cũng như năng lực cạnh tranh của công ty…/.
Lê Thu