您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【bao bong đa 24h】Hoàn thành kết nối một cửa quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp 正文

【bao bong đa 24h】Hoàn thành kết nối một cửa quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp

时间:2025-01-26 00:47:22 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần nâng caocông tác khám chữa bệnh tại bệnh viện.PV: Xin ông c bao bong đa 24h

Hoàn thành kết nối một cửa quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp

Ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần nâng cao
công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện.

PV: Xin ông cho biết, trong năm 2021 Bộ Y tế đã hoàn thành kết nối được bao nhiêu thủ tục hành chính lên Cơ chế một cửa quốc gia?

TS. Phạm Xuân Viết: Bộ Y tế đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao liên quan đến thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia tại Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 và Quyết định số 1258/QĐ-TTg ngày 17/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Hoàn thành kết nối một cửa quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp
TS. Phạm Xuân Viết

Trong năm 2021, đã có có thêm 15 thủ tục hành chính (TTHC) của Bộ Y tế được thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, gồm: 9 TTHC lĩnh vực trang thiết bị y tế, 4 TTHC lĩnh vực y dược cổ truyền và 2 TTHC lĩnh vực an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, Bộ cũng duy trì hoạt động hiệu quả các TTHC đã kết nối những năm trước đây. Ngoài các hình thức hỗ trợ khác, các nhóm trên mạng xã hội kết nối để trao đổi, tiếp nhận phản ánh, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia tiếp tục được duy trì và hoạt động hiệu quả.

PV: Tính đến thời điểm này, Bộ Y tế còn gặp khó khăn gì trong triển khai Cơ chế một cửa quốc gia không, thưa ông?

TS. Phạm Xuân Viết: Vấn đề hiện nay là các quy định liên quan tới các TTHC, từ việc bổ sung, bãi bỏ các TTHC đến quy trình nghiệp vụ, chỉ tiêu kỹ thuật… vẫn có sự thay đổi, ảnh hưởng đến các yếu tố kỹ thuật và cả các vấn đề về hành chính, tài chính, thời gian triển khai Cơ chế một cửa quốc gia.

Ngoài ra, việc triển khai thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia là khá phức tạp do có nhiều bên tham gia, bao gồm các đơn vị thuộc Bộ Y tế, Tổng cục Hải quan, các đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, các cửa khẩu và người dùng là người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác. Tất cả các khâu, các bên tham gia trong cả hệ thống phải phối hợp, hoạt động nhịp nhàng, thông suốt.

Để làm được việc này, ngoài các công việc khác, thì cần có sự đầu tư bài bản, đầy đủ của các bên liên quan về hạ tầng, an toàn, bảo mật thông tin đến các phần mềm ứng dụng và đặc biệt cần có đội ngũ nhân lực.

PV: Năm 2021, Bộ Y tế đã phối hợp với Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) triển khai Cơ chế một cửa quốc gia đối với 9 thủ tục hành chính lĩnh vực trang thiết bị y tế. Theo ông khi vận hành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ra sao, đặc biệt trong nhập khẩu thiết bị phòng chống dịch Covid-19?

TS. Phạm Xuân Viết:Theo tôi, việc thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia không chỉ tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay mà còn giúp cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị chuyên ngành giải quyết TTHC minh bạch, công khai, thuận lợi hơn, giảm thời gian, chi phí, có thể xử lý công việc liên quan ở bất cứ đâu có Internet.

Đối với lĩnh vực trang thiết bị y tế, với 9 TTHC tham gia Cơ chế một cửa quốc gia trong năm 2021 là các TTHC liên quan tới xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế đều đã tham gia Cơ chế một cửa quốc gia.

PV: Ông đánh giá thế nào về sự phối hợp, hỗ trợ của các đơn vị liên quan trong thực hiện kết nối Cơ chế một cửa quốc gia để đạt được mục tiêu của Chính phủ đề ra với lĩnh vực y tế?

TS. Phạm Xuân Viết:Quá trình chuẩn bị thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia đối với các TTHC là quá trình khá phức tạp, từ việc sửa đổi lại quy trình nghiệp vụ của các TTHC cho phù hợp với thực hiện trên môi trường điện tử toàn bộ các khâu của quy trình, thống nhất chỉ tiêu kỹ thuật, trao đổi giữa hệ thống nghiệp vụ tại Bộ Y tế với Cổng thông tin một cửa quốc gia, tới việc xây dựng hệ thống xử lý nghiệp vụ theo nguyên lý dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tại các đơn vị quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế, nhận và bổ sung hồ sơ, trả kết quả trên Cổng dịch vụ công quốc gia và thực hiện kết nối, trao đổi dữ liệu giữa 2 hệ thống với nhau. Để đảm bảo hệ thống hoạt động đúng thiết kế, cần kiểm thử, dùng thí điểm với sự tham gia của một số doanh nghiệp, doanh nhân trước khi hiệu chỉnh, đào tạo và triển khai chính thức.

Có những khi có sự thay đổi trong các quy định liên quan tới TTHC hoặc xuất phát từ yêu cầu thực tế dẫn tới việc phải điều chỉnh, cập nhật, nâng cấp hệ thống ngay khi chuẩn bị chính thức vận hành, quá trình đó cần sự tham gia của nhiều bên. Sau khi triển khai, các trục trặc vẫn có thể xuất hiện liên quan tới các khâu khác nhau. Khi đó, các bên lại hợp tác cùng nhau giải quyết. Các đơn vị thuộc Bộ Y tế, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), doanh nghiệp và các bên liên quan khác đã có một số năm cùng nhau triển khai Cơ chế một cửa quốc gia nên đến nay sự phối hợp, hỗ trợ, chia sẻ với nhau trong việc này là nhịp nhàng, hiệu quả. Nhờ đó Bộ Y tế đã hoàn thành nhiệm vụ được Chính phủ giao về thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia.

PV: Xin cảm ơn ông!

Có 57 thủ tục hành chính y tế kết nối Cơ chế một cửa quốc gia

TS. Phạm Xuân Viết cho biết, tính đến nay, Bộ Y tế đã có 57 thủ tục hành chính (TTHC) thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, trong đó hiện có 55 TTHC đang thực hiện (2 TTHC bị bãi bỏ) gồm: 5 TTHC lĩnh vực an toàn thực phẩm, 25 TTHC lĩnh vực dược phẩm, 1 TTHC lĩnh vực mỹ phẩm, 14 TTHC lĩnh vực trang thiết bị y tế, 4 TTHC lĩnh vực môi trường y tế, 1 TTHC lĩnh vực y tế dự phòng, 5 TTHC lĩnh vực y dược cổ truyền.