Ngày nay,ữngchiêumóctúikháchcủadịchvụmuahànghộkèo nh việc đặt hàng thời trang từ nước ngoài (order hàng online) ngày càng trở nên phổ biến. Chỉ cần chọn người làm dịch vụ trung gian và một vài cú nhấn chuột, thế là bạn có thể ung dung chờ đợi món hàng hiệu yêu thích “cập bến” chỉ trong khoảng 3 – 4 tuần. Tuy nhiên, dịch vụ này có thực sự tiện lợi tới vậy?
Tuy nhiên, dịch vụ đặt hàng từ nước ngoài có luôn an toàn?
Khi đặt hàng qua mạng, bạn phải xác định mình sẽ phải chịu nhiều thứ phí được tính bằng công thức tương đối phức tạp.
Công thức tính thông thường là: Giá trị món hàng niêm yết trên trang web + thuế ở nước đó (tính % theo giá trị sản phẩm, nếu có) + phí vận chuyển nội địa (nếu có, thường được thông báo ngay trên web) + phí vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam (tính theo cân nặng).
Việc mua hàng hộ qua mạng có rất nhiều kẽ hở để người làm dịch vụ trung gian có thể len vào và trục lợi ngay chính từ sự thiếu hiểu biết và kém cẩn trọng của khách hàng.
Không phải ai cũng đủ kỹ tính để tỉ mẩn kiểm tra hết mọi khoản trong công thức tính tiền đã nêu ở trên.
Chẳng hạn như đa phần người mua hàng thường không nắm được liệu mình có bị đánh thuế hay không bởi thông thường các website bán hàng ở nước ngoài sẽ báo khoản thuế phải trả khi thanh toán. Mà người thanh toán lại không phải là bạn mà là người làm dịch vụ. Do đó, bạn sẽ rất khó nắm bắt được khoản thuế này.
Với những người làm dịch vụ trung thực, họ sẽ báo đúng khoản thuế bạn phải trả (nếu có) và có thể gửi ảnh chứng minh (chụp lại màn hình khi đặt hàng qua website). Ngược lại, với người bán gian dối, họ sẽ khai khống khoản thuế này. Nhẹ nhàng thì báo thuế cao hơn khoản thuế phải trả, nặng hơn là tuy mua hàng ở các website không chịu thuế nhưng vẫn báo là có thuế…
Ngoài ra, do các shop order hàng nước ngoài thường cạnh tranh khác bằng tiền công. Công mua hàng hiện tại có mức trung bình dao động từ 4% - 10%. Một số shop tìm cách “phá giá” thị trường bằng việc báo giá tiền công bằng 0%. Nếu công bằng 0% thì cũng đồng nghĩa với việc họ đặt hàng “hộ” bạn và không có chút tiền lời nào. Tuy nhiên thực tế, họ không bao giờ làm không công, rất có thể họ đã khai khống mức thuế lên và ăn tiền lời ở chính mức thuế “ảo” đó.
Ví dụ như: Mua hàng ở website zara Mỹ không hề có thuế nhưng nhiều dịch vụ đặt hàng ở Việt Nam vẫn báo có 10% thuế và 0% công. Thực tế là bạn phải trả cho họ 10% công.
Mức gian lận về thuế có thể khiến bạn phải mất tới khoảng trên dưới 10% tiền sản phẩm là “tiền oan”. Với những món đồ giá rẻ vài trăm ngàn thì 10 % là không nhiều những 10% của những món vài triệu, vài chục triệu hoặc thì chẳng hề ít. Vì vậy, bạn cần lưu tâm tới khoản thuế để tránh bị mắc cú lừa của các “gian thương”.
Công thức tính tiền phức tạp khiến nhiều người xin báo giá luôn và không tự kiểm tra lại số tiền phải trả. Một số người làm dịch vụ đặt hàng trung gian đã “móc túi” khách thêm một khoản kha khá bởi khách hàng… lười tính toán. Họ có thể gian lận và cộng thêm mỗi món một khoản tiền. Khách mua càng nhiều thì việc soát hết tiền hàng càng khó khăn.
Trang Phan (nhân viên văn phòng) kể lại :”Mình từng bị lừa gần 2 triệu khi đặt tổng hàng gần 40 triệu. Mình mua khoảng 30 món đồ cả thảy. Mỗi món thì bạn order gian dối thêm khoảng vài chục – vài trăm ngàn, vì số tiền khá nhỏ nên mình nhẩm qua không phát hiện ra. Đến một hôm ngồi buồn đem ra tính lại thì mới biết bị mất oan gần 2 triệu đồng”.
Chênh lệch giữa chuyển đổi ngoại tệ cũng là cách để người làm dịch vụ “kiếm thêm chút đỉnh”. Họ có thể báo tỉ giá ngoại tệ cao hơn so với giá bình thường. Nhiều khách hàng dễ tính cũng thường bỏ qua chi tiết này.
Khi đặt hàng, nếu không may, bạn có thể gặp phải những “Chí Phèo order hàng online”. Rất nhiều trường hợp người làm dịch vụ “ôm” hàng của khách trong một thời gian dài. Thủ đoạn tiếp theo là gian dối về tình trạng hàng hóa, chẳng hạn như “bị kẹt ở hải quan”, “tắc biên”… và yêu cầu khách chi thêm một khoản nữa để “hàng về trôi chảy”. Nhiều khách lỡ đặt cọc tiền trước đành phải trả thêm tiền để nhận hàng.
Theo Khám phá
Chiêu trò "móc túi" bệnh nhân tại các phòng khám phụ khoa