游客发表

【nhận định u19 châu âu】Cụ thể hoá các quy định về thẩm định giá

发帖时间:2025-01-09 23:55:19

Đề xuất nhiều quy định tăng cường hiệu lực,ụthểhoácácquyđịnhvềthẩmđịnhgiánhận định u19 châu âu hiệu quả quản lý nhà nước về thẩm định giá Quy định rõ về thẩm quyền và trách nhiệm trong điều hành giá Quy định chặt chẽ hơn nhằm tăng hiệu quả quản lý doanh nghiệp thẩm định giá
Bộ Tài chính đã ban hành loạt thông tư liên quan đến thẩm định giá. 	Ảnh: ST
Bộ Tài chính đã ban hành loạt thông tư liên quan đến thẩm định giá. Ảnh: ST

Các chuẩn mực trong thẩm định giá

Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam (VVA), việc xây dựng hệ thống các chuẩn mực thẩm định giá mới với sự toàn diện cả về quy mô và chiều sâu sẽ giúp ngành thẩm định giá phát triển bền vững, lành mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

Bộ Tài chính đã ban hành các thông tư: Thông tư số 39/2024/TT-BTC quy định về đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá; Thông tư số 38/2024/TT-BTC quy định về đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá; trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp, chế độ báo cáo về hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá và chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá; Thông tư số 37/2024/TT-BTC ban hành Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình; Thông tư số 36/2024/TT-BTC ban hành Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá doanh nghiệp; Thông tư số 34/2024/TT-BTC quy định về thi, cấp, quản lý, thu hồi thẻ thẩm định viên về giá; Thông tư số 32/2024/TT-BTC ban hành các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí, cách tiếp cận từ thu nhập; Thông tư số 31/2024/TT-BTC về ban hành Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá; Thông tư số 30/2024/TT-BTC ban hành các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá, phạm vi công việc thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá, hồ sơ thẩm định giá; Thông tư 28/2024/TT-BTC quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá.

Các thông tư trên đã đưa ra nhiều nội dung, quy định quan trọng và cần được các doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá lưu ý.

Chẳng hạn, tại Thông tư số 30/2024/TT-BTC, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá bao gồm các yêu cầu cơ bản sau: chính trực; độc lập, khách quan; có năng lực chuyên môn và tính thận trọng; bảo mật thông tin; hành vi chuyên nghiệp.

Thẩm định viên về giá hoặc cá nhân thực hiện hoạt động thẩm định giá của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá (sau đây gọi là người thực hiện hoạt động thẩm định giá) cần thẳng thắn, trung thực và không che giấu trong các mối quan hệ công việc và chuyên môn, không có hành vi vụ lợi từ việc thẩm định giá. Người thực hiện hoạt động thẩm định giá không được sử dụng những thông tin sai lệch hoặc các thông tin được đưa ra một cách thiếu cơ sở. Người thực hiện hoạt động thẩm định giá không được bỏ bớt các thông tin mà nếu thiếu có thể gây hiểu lầm cho người sử dụng báo cáo thẩm định giá…

Còn tại Thông tư số 36/2024/TT-BTC, việc sử dụng báo cáo tài chính trong thẩm định giá doanh nghiệp căn cứ vào cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp được lựa chọn, thời điểm thẩm định giá và đặc điểm của doanh nghiệp cần thẩm định giá, đồng thời ưu tiên sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán, soát xét bởi đơn vị kiểm toán độc lập.

Thông tư này cũng nêu rõ, việc áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp phải phù hợp với cơ sở giá trị doanh nghiệp và nhận định về trạng thái hoạt động của doanh nghiệp tại và sau thời điểm thẩm định giá.

Nâng cao chất lượng, chú trọng đào tạo

Bộ Tài chính đã không ít lần khẳng định tiếp tục quản lý chặt chẽ hoạt động cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá cũng như việc duy trì các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Cùng với đó, sẽ tăng cường công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về thẩm định giá kết hợp với hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với việc thực hiện quy định của pháp luật về thẩm định giá.

Bên cạnh đó, các thông tư mới được ban hành còn đưa ra nhiều quy định về thẩm định chính các doanh nghiệp thẩm định giá.

Như tại Thông tư số 38/2024/TT-BTC, phương thức đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá được thực hiện trên cơ sở tổng hợp, thống kê từ các nguồn thông tin sau: Thông tin, số liệu tại Báo cáo tình hình doanh nghiệp và một số chỉ tiêu hoạt động thẩm định giá theo quy định; Thông tin, số liệu có được trong quá trình quản lý nhà nước về thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá; Thông tin phản ánh từ bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân (nếu có).

Thông tư nêu rõ, việc đánh giá nhằm nâng cao chất lượng hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá. Kết quả đánh giá được Cục Quản lý giá công khai trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính trước ngày 30/6 hằng năm. Kết quả đánh giá không phản ánh chất lượng của các Chứng thư thẩm định giá, Báo cáo thẩm định giá cụ thể của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá.

Hơn nữa, mặc dù Bộ Tài chính đã liên tục thanh kiểm tra, ra nhiều quyết định đình chỉ hoạt động doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, nhưng hoạt động thẩm định giá vẫn tồn tại hạn chế. Vì thế, việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng thẩm định viên về giá cũng phải được thực hiện theo đúng quy định.

Vì vậy, Thông tư số 39/2024/TT-BTC đã yêu cầu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá phải đảm bảo thường xuyên cập nhật, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của người tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức. Thông tư cũng quy định rõ về hình thức tổ chức, nội dung và chương trình đào tạo về nghiệp vụ thẩm định giá. Theo đó, lớp đào tạo về nghiệp vụ thẩm định giá được tổ chức tập trung một kỳ liên tục hoặc nhiều kỳ nhưng không kéo dài quá 3 tháng cho một lớp học và phải đảm bảo dạy và học đủ thời lượng, nội dung và chương trình theo quy định.

    热门排行

    友情链接