【kết quả bóng đá benfica】Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Một năm đầy thử thách và thành công của ngành Tài chính

时间:2025-01-10 10:45:14 来源:88Point

bo truong dinh tien dung mot nam day thu thach va thanh cong cua nganh tai chinh

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng

Biến khó khăn thành thuận lợi

Đặt xuống những lo toan,ộtrưởngĐinhTiếnDũngMộtnămđầythửtháchvàthànhcôngcủangànhTàichíkết quả bóng đá benfica bộn bề của công việc, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng dành nụ cười thân thiện bắt đầu câu chuyện với chúng tôi.

Ông nói: “Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020. Đến giờ phút này, chúng ta có thể thở phào nhẹ nhõm rằng, ngành Tài chính đã bước những bước đầu tiên vững chãi trên hành trình mới và hoàn thành toàn diện mọi nhiệm vụ được giao”.

Nhớ lại những ngày đầu năm 2016 đầy thách thức, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trầm tư: “Từ cuối năm 2015, chúng ta trình Quốc hội dự toán ngân sách 2016 với giá dầu là 60 USD/thùng. Quốc hội vừa quyết, giá dầu lại giảm liên tục. Giá dầu giảm tức là hụt ngay vào túi tiền của ngân sách Trung ương, cũng tức là cái khó lại treo trước mắt ngành Tài chính”.

Cũng thật may, bài toán khó này đã được giải thành công trong năm ngân sách 2015, vì vậy, ngay khi thấy giá dầu tiếp tục đe dọa ngân sách 2016, Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng các kịch bản giá dầu với các mức từ 30 đến 60 USD/thùng. Cuối cùng, đến hết năm, giá dầu bình quân cả năm chỉ đạt khoảng 43 USD/thùng, giảm 17 USD/thùng so với dự toán nhưng không gây tác động lớn như năm 2015.

Không chỉ giá dầu, trong năm 2016, tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự báo; tình hình thiên tai, bão lũ, ô nhiễm môi trường biển ở một số tỉnh miền Trung... ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nước, đặc biệt là thu ngân sách Trung ương.

Thưa Bộ trưởng, ngành Tài chính đã đối diện với những khó khăn đó như thế nào?

Nhận được câu hỏi của chúng tôi, nét nghiêm nghị thường thấy trở lại trên gương mặt của Bộ trưởng ĐINH TIẾN DŨNG. “Từ câu chuyện giá dầu, chúng tôi xác định rõ nét hơn sự hệ trọng của công tác phân tích, dự báo. Chính vì vậy, tiến độ thu đã được cập nhật thường xuyên hơn bên cạnh việc nắm chắc diễn biến về kinh tế, thị trường, giá cả,... để tổ chức đánh giá tác động đến thu ngân sách Nhà nước, đánh giá đúng tình hình và dự báo sát khả năng thu hàng tháng, quý và cả năm. Đến hôm nay, chúng tôi đã đúc rút được một bài học kinh nghiệm, đó là phải làm tốt công tác dự báo để đưa ra phương án ứng phó. Như vậy mới có thể chủ động biến khó khăn thành thuận lợi” - Bộ trưởng tâm đắc tổng kết.

Nuôi dưỡng thu - tiết kiệm chi

Vậy, ngành Tài chính đã làm gì để vượt qua những khó khăn đó?- tiếp lời Bộ trưởng, chúng tôi đặt câu hỏi.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói: “Nguy cơ mất cân đối ngân sách hiện hữu, dĩ nhiên, chúng ta không thể cứ án binh chờ đợi. Ngay khi Quốc hội quyết dự toán chung, Bộ Tài chính đã yêu cầu triển khai giao dự toán cho các đơn vị hệ thống kịp thời. Trên cơ sở đó, các cục Thuế, cục Hải quan đã tham mưu với chính quyền địa phương các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước và phấn đấu tăng thu”.

Nhắc đến các địa phương, Bộ trưởng tự hào rằng công tác phối hợp giữa Bộ Tài chính với chính quyền các địa phương cũng như với các bộ, ngành liên quan đang chặt chẽ “hơn lúc nào hết”.

“Trong các chuyến công tác, trao đổi với lãnh đạo địa phương về nhiệm vụ thu ngân sách, tôi luôn đề nghị hai bên cùng phối hợp điều hành. Bộ là ngành dọc, quản lý về tổ chức, nhân sự, chuyên môn nhưng vai trò lãnh đạo của Đảng ở địa phương là hết sức quan trọng. Đơn vị hoàn thành nhiệm vụ tức là tỉnh, thành phố hoàn thành. Tỉnh, thành phố hoàn thành cũng có nghĩa là bộ, ngành hoàn thành. Nếu đồng tâm, khó khăn mấy cũng vượt qua” - người đứng đầu ngành Tài chính chia sẻ.

Theo Bộ trưởng, giải pháp căn cơ, lâu dài để tăng thu ngân sách vẫn là kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Với định hướng đó, các đơn vị của ngành Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với các cấp các ngành, giải quyết kịp thời vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh. Cơ quan Thuế, Hải quan đẩy mạnh hiện đại hoá công tác quản lý, kê khai, nộp thuế nhằm giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người dân, từ đó tập trung kịp thời nguồn thu vào ngân sách Nhà nước.

Trong năm 2016, bên cạnh Nghị quyết 19 như 2 năm trước, Chính phủ còn ban hành thêm Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Bộ Tài chính đã xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp, trong đó đề xuất một số giải pháp về thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Thu nhập cá nhân và xóa nợ tiền thuế. “Những giải pháp này đã và sẽ có tác động nhiều mặt, góp phần giảm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh và cũng tạo sự bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp trong tiếp cận các nguồn lực và cơ hội kinh doanh. Doanh nghiệp hoạt động tốt, kinh tế phát triển tốt thì thu ngân sách cũng sẽ tốt” - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đánh giá.

Phân tích những điểm nổi bật của năm 2016, ông không quên nhắc lại những biện pháp mà toàn Ngành đã, đang và sẽ thường xuyên triển khai để đảm bảo thu ngân sách như tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu; chống chuyển giá; chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế; đẩy mạnh quản lý nợ đọng thuế...

“Năm vừa rồi, chúng tôi tiếp tục biện pháp công khai số nợ đọng thuế. Cảm ơn báo chí đã song hành với chúng tôi tuyên truyền, tạo sự minh bạch trong thông tin, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, tránh tình trạng doanh nghiệp nộp thuế cũng như không nộp, chấp hành tốt cũng như không, thu về cho ngân sách Nhà nước. Điểm lại để các đồng chí hiểu, trong điều hành nhiều khi phải quyết liệt mới đem lại hiệu quả” - Bộ trưởng chia sẻ.

Nhờ triển khai khá toàn diện nên kết quả thu ngân sách Nhà nước năm 2016 đạt 1.094 nghìn tỷ đồng, vượt dự toán 79,6 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8% so với năm 2015, góp phần tăng cường nguồn lực đáp ứng các nhiệm vụ chính trị quan trọng, các nhiệm vụ chi theo dự toán, góp phần giữ vững bội chi ngân sách Nhà nước theo Nghị quyết của Quốc hội

bo truong dinh tien dung mot nam day thu thach va thanh cong cua nganh tai chinh
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tặng ảnh Bác Hồ cho tập thể lãnh đạo Bộ Tài chính. Ảnh: Hữu Linh

Thưa Bộ trưởng, đã là cán cân thì hai bên cùng phải vững. Thu ngân sách tốt rồi, vậy còn chi ngân sách?

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng mỉm cười: “Đúng vậy! Thu đủ nhưng chi không quản chặt, cân đối ngân sách cũng sẽ lung lay. Chính vì vậy, ngành Tài chính đã luôn chú trọng đôn đốc, tăng cường giám sát các bộ, các ngành và địa phương điều hành chi ngân sách Nhà nước chặt chẽ theo dự toán, triệt để tiết kiệm, đúng chế độ quy định, thực hiện lồng ghép các chính sách, xây dựng phương án tiết kiệm; siết chặt ngay từ khâu phân bổ dự toán và không ban hành chế độ chính sách mới khi không có nguồn đảm bảo; rà soát cắt giảm tối đa các khoản chi tổ chức hội nghị, hội thảo, các chuyến khảo sát nước ngoài; mua sắm tài sản công phải đúng tiêu chuẩn, định mức theo dự toán và không đề xuất bổ sung dự toán; cắt giảm kinh phí để ưu tiên tập trung cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, tạo thêm việc làm cho người lao động”.

Nói đến tiết kiệm, năm qua, một sự kiện tốn không ít giấy mực của báo giới là việc Bộ Tài chính quyết định khoán xe ô tô đưa đón từ nhà đến cơ quan đối với một số chức danh lãnh đạo. Dư luận đánh giá rằng: Bộ Tài chính - cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý chi tiêu công và tài sản công - nêu gương đi đầu trong thực hiện là một việc hết sức quan trọng, có tác động tích cực và hiệu quả hơn rất nhiều so với việc một Bộ nào khác triển khai. “Khoán xe đưa đón, chúng tôi vừa muốn tiến thêm một bước để cụ thể hóa một chủ trương cải cách quản lý, sử dụng tài sản công vừa muốn dần xây dựng hình ảnh những nhà lãnh đạo gần dân như Đảng và Chính phủ đã nêu. Đây là việc phải làm và nên làm” - Bộ trưởng nói.

Và những nỗ lực đó của ngành Tài chính đã được đáp lại bằng kết quả chi ngân sách Nhà nước năm 2016 được kiểm soát chặt chẽ. Con số tăng chỉ ở mức 1,9% so với dự toán.

Cải cách thể chế là số một

Một điểm đặc biệt ở Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng là ưu tiên đến công tác xây dựng thể chế. Ông luôn nhắc nhở cán bộ, công chức ngành Tài chính rằng: “Nhiệm vụ nào cũng quan trọng nhưng quan trọng nhất phải là cải cách thể chế”.

Năm 2016, Bộ Tài chính đã chủ trì xây dựng trình Chính phủ trình Bộ Chính trị thông qua Nghị quyết về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, quản lý nợ công; trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020. “Đây là những Nghị quyết quan trọng đề ra các định hướng, giải pháp chủ yếu về thu, chi, bội chi ngân sách Nhà nước, các nguyên tắc cân đối ngân sách Nhà nước, trần chi tiêu cho các nhiệm vụ đầu tư phát triển của cả giai đoạn 5 năm tới; là cơ sở để chúng ta triển khai nhiệm vụ tài chính - ngân sách hàng năm” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đã hoàn thành 41 đề án thuộc chương trình công tác năm 2016, đã ban hành theo thẩm quyền 294 văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ về tài chính – ngân sách; xác lập danh mục 182 thủ tục hành chính cần rà soát, đơn giản hóa. Riêng trong lĩnh vực Thuế, Hải quan đã thực hiện rà soát bãi bỏ 92 thủ tục hành chính. Qua đó, đã rút ngắn số giờ nộp thuế còn 117 giờ, rút ngắn thời gian thông quan hàng xuất nhập khẩu, tiết kiệm chi phí tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người nộp thuế.

“Muốn thúc đẩy tăng trưởng đều phải xây dựng chính sách tài chính, từ thuế, phí đến đất đai. Chính vì vậy, hầu hết những văn bản do Bộ Tài chính ban hành hoặc đề xuất đều tập trung vào giải quyết vướng mắc cho DN, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cải cách hành chính. Đây là những con số có ý nghĩa rất lớn lao”.

Nói vậy có nghĩa là, việc tiếp tục đưa ra những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sẽ vẫn là ưu tiên của ngành Tài chính trong năm 2017, thưa Bộ trưởng?

“Đúng vậy!” - Bộ trưởng khẳng định - “Việc tiếp tục hoàn thiện thể chế; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực Thuế, Hải quan; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia vẫn là nhiệm vụ ưu tiên của ngành Tài chính trong năm tới. Bên cạnh đó, dĩ nhiên, việc chủ động các giải pháp hoàn thành dự toán thu ngân sách Nhà nước; tổ chức điều hành, quản lý chi ngân sách Nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định, chống lãng phí; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước; kiểm soát nợ công trong giới hạn cho phép; đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước đi vào thực chất...”.

Năm 2017, bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nhiệm vụ của ngành Tài chính trong giai đoạn mới là rất lớn và nặng nề, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tin tưởng rằng, những giải pháp đó sẽ giúp ngành Tài chính tiếp tục “gặt hái” nhiều thành công hơn nữa trong năm 2017.

“Đồng lòng, đồng tâm cùng nhau vượt khó” là câu nói được Bộ trưởng nhắc lại nhiều lần, không chỉ trong suốt buổi trò chuyện với chúng tôi mà còn là lời nhắn nhủ nhiều lần được gửi tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành Tài chính. Câu nói ấy giúp chúng tôi nhận ra một điều đáng trân trọng ở người đứng đầu ngành Tài chính. Đối với ông, nỗ lực, quyết liệt là công cụ nhưng chính sự đoàn kết mới là sức mạnh để giúp Ngành vượt qua “sóng cả” mà “không ngã tay chèo”.

Một năm Bính Thân 2016 nhiều sóng gió đã qua đi. Ngành Tài chính đã có bước khởi động suôn sẻ cho một giai đoạn mới, một hành trình mới với nhiều thách thức, khó khăn hơn. Tin tưởng rằng, dưới sự dẫn dắt của vị “Tư lệnh” đầy nhiệt huyết và quyết liệt, nhiệm vụ tài chính - ngân sách sẽ có nhiều bứt phá trong năm Đinh Dậu 2017.

Hải quan Việt Nam đang đi đúng hướng trên con đường cải cách

Trong lĩnh vực quản lý Hải quan, những nỗ lực cải cách, hiện đại hóa, tạo thuận lợi thương mại thời gian qua đã được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao. Xin Bộ trưởng nhận định về vấn đề này?

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng:

Có thể nói, cơ quan Hải quan đã trở thành một trong những đơn vị đi đầu về cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới phương thức quản lý.

Điều này thể hiện trước hết qua nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật. Nếu Luật Hải quan năm 2014 là nền tảng pháp lý đổi mới toàn diện hoạt động hải quan thì năm 2016, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được ban hành lại tạo nền tảng pháp lý để hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, khuyến khích phát triển sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu và bảo hộ hợp lý, có điều kiện, có chọn lọc, phù hợp với tiến trình hội nhập. Thành quả này có vai trò quan trọng của Tổng cục Hải quan đã tham mưu cho Bộ Tài chính trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua.

Hệ thống thông quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩuVNACCS/VCIS đã hoạt động ổn định, tạo ra bước đột phá trong cải cách, hiện đại hóa. Cổng Thanh toán thuế điện tử cũng đã thu hút sự tham gia của 33 ngân hàng với số thu chiếm đến 94% tổng thu của Hải quan. Cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối chính thức với 11/14 bộ ngành, 33 thủ tục, trên 150.000 bộ hồ sơ.

Những nỗ lực đó của lực lượng Hải quan không chỉ được lãnh đạo các cấp ghi nhận mà còn được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá tốt.

Có thể khẳng định, Hải quan Việt Nam đang đi đúng hướng trong quá trình tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, tăng tính minh bạch, rút ngắn thời gian và giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính.

Theo Bộ trưởng, để làm tốt hơn nữa công tác này, trong thời gian tới, cơ quan Hải quan cần phải làm gì?

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng:

Bên cạnh việc triển khai tốt các nhóm nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính để đạt được các chỉ tiêu Chính phủ giao, Tổng cục Hải quan cần tổ chức thực hiện tích cực các nội dung đã được phê duyệt trong Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2016-2020.

Mục đích mà lực lượng Hải quan cần hướng tới trong năm 2017 là tiếp tục tạo thuận lợi và tăng cường kiểm soát trong thực hiện quản lý hải quan đối với doanh nghiệp, tổ chức cá nhân nhằm thúc đẩy an ninh và tạo thuận lợi thương mại quốc tế, đảm bảo nguồn thu, bảo vệ an ninh, an toàn xã hội và sức khỏe cộng đồng trên cơ sở thúc đẩy trao đổi thông tin và hợp tác với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước có liên quan. Đồng thời là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Tổng cục Hải quan chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương để tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại và hàng giả.

Đặc biệt, từng bước xây dựng cơ quan Hải quan điện tử dựa trên mô hình kiến trúc bộ, ngành điện tử, để thực hiện yêu cầu của Chính phủ về triển khai Chính phủ điện tử.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

推荐内容