当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【thứ hạng của marítimo】Quảng Nam: Đầu tư hơn 118 triệu USD khơi thông sông Trường Giang

Sông Trường Giang đã bị bồi lấp,ảngNamĐầutưhơntriệuUSDkhơithôngsôngTrườthứ hạng của marítimo khiến tàu thuyền không thể qua lại và ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân sống ven sông

Đánh thức sông xưa

Sông Cổ Cò và sông Trường Giang chạy song song với bờ biển và xưa kia là hai dòng sông trù phú của xứ Quảng. Tuy nhiên, trong khi sông Cổ Cò được đầu tưrầm rộ để khơi lại dòng chảy, thì sông Trường Giang nhiều năm qua vẫn chưa được chú ý đến.

Trước kia, sông Trường Giang là tuyến giao thông thủy quan trọng trong mạng lưới giao thông đường thủy nội địa của vùng, kết nối các khu dân cư, khu kinh tếlớn của tỉnh Quảng Nam. Nhưng rồi, dòng sông này đã bị bồi lấp, khiến tàu thuyền không đi lại được, khu vực ven sông bị ngập khi nước lũ về, ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân.

Bao đời qua, người dân sống dọc dòng sông mơ ước một ngày dòng Trường Giang được hồi sinh. Nhưng chỉ đến khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự ánPhát triển tích hợp thích ứng tỉnh Quảng Nam, thì mơ ước ấy mới trở nên hiện hữu.

Theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Dự án Phát triển tích hợp thích ứng tỉnh Quảng Nam có tổng vốn đầu tư 118,7 triệu USD, tương đương hơn 2.748 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay Ngân hàngThế giới (WB) hơn 1.832 tỷ đồng, vốn đối ứng của UBND tỉnh Quảng Nam hơn 916,51 tỷ đồng.

Dự án sẽ thực hiện nạo vét sông Trường Giang với tổng chiều dài tuyến luồng khoảng 60 km, từ ngã ba An Lạc (Cửa Đại) đến Cửa Lở (vịnh An Hòa). Ngoài ra, Dự án sẽ xây dựng mới 6 cầu vượt sông Trường Giang, gồm cầu Bình Dương, Hưng Mỹ, Bình Nam, Tỉnh Thủy, Tam Thanh (Quốc lộ 40B) và cầu Tam Tiến. Đồng thời, xây dựng kè bảo vệ tại các điểm xung yếu thường xảy ra xói lở; xây dựng tổ hợp công trình kênh, cống, đập hỗ trợ thoát lũ khu vực Tam Kỳ…

Theo chính quyền tỉnh Quảng Nam, đây là dự án đa mục tiêu, không chỉ khơi thông dòng chảy, thoát lũ cho TP. Tam Kỳ, mà còn tạo động lực lớn phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đông của tỉnh.

Tương lai nào cho Trường Giang?

Sông Trường Giang cũng tương tự như sông Cổ Cò, chạy dọc theo bờ biển đẹp ở Quảng Nam. Khi dự án khôi phục dòng chảy của sông Cổ Cò được triển khai đã kích hoạt sự phát triển khu vực. Tuy nhiên, dọc theo sông Cổ Cò hiện nay là những dự án nhỏ, manh mún; nhiều chủ đầu tư không đủ năng lực, nên triển khai dự án ì ạch, dẫn đến nhiều hệ lụy cho tỉnh Quảng Nam.

Vì thế, việc phát triển dòng sông Trường Giang như thế nào để không lặp lại những hạn chế như sông Cổ Cò là vấn đề đặt ra đối với tỉnh Quảng Nam.

Chia sẻ vấn đề này, Chủ tịch tỉnh Quảng Nam, ông Lê Trí Thanh cho biết, quy hoạch sông Trường Giang sẽ khác với quy hoạch sông Cổ Cò. “Nếu bám theo sông Cổ Cò là những dự án quy mô nhỏ, chưa được quy hoạch phát triển trước khi thu hút đầu tư, thì quy hoạch sông Trường Giang phải làm khác. Hai bên bờ sông Trường Giang sẽ không cắt thành những lô nhỏ để giao cho các nhà đầu tư. Dòng sông sẽ được quy hoạch tổng thể một cách khoa học, tổ chức thu hút những nhà đầu tư có năng lực để thực hiện những dự án lớn nhằm đảm bảo quy chuẩn của các khu đô thị, khu du lịch đẳng cấp quốc tế, đảm bảo hạ tầng đồng bộ và tạo sức lan tỏa lớn”, ông Thanh chia sẻ.

Theo tỉnh Quảng Nam, tương lai sông Trường Giang sẽ trở thành trục xương sống để phát triển khu vực, mở ra nhiều cơ hội phát triển. Tỉnh đưa ra nhiều hình thức chuyển đổi nghề, tạo điều kiện chuyển đổi nghề của người dân để tham gia phục vụ sự phát triển chung.

Cụ thể, tỉnh Quảng Nam đang làm việc với các doanh nghiệpđầu tư du lịch vào những khu vực này, kết hợp với địa phương tổ chức các hoạt động biểu diễn văn hóa - nghệ thuật, điểm du lịch cộng đồng để phát triển du lịch nông thôn, du lịch làng quê… trở thành các vệ tinh phục vụ khu du lịch. Người dân sẽ có cơ hội tham gia các mô hình du lịch này để phục vụ du khách lưu trú tại các khu nghỉ dưỡng cao cấp. Ngoài ra, người dân sẽ sản xuất các loại sản phẩm nông nghiệp sạch để cung cấp cho các khu du lịch.

Theo ông Lê Trí Thanh, trước đây, song song với quy hoạch phát triển sông Trường Giang, Quảng Nam dự kiến thực hiện đầu tư xây dựng tuyến đường sát biển nhằm hạn chế việc giao đất các dự án ra ngoài mép biển. Tuy nhiên, do giảm tổng mức đầu tư, nên tỉnh không đưa danh mục đường ven biển vào dự án vay WB nữa, mà chỉ tập trung nạo vét và làm cầu.

“Việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án Phát triển tích hợp thích ứng tỉnh Quảng Nam có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển vùng Đông của tỉnh. Khôi phục lại dòng chảy sông Trường Giang sẽ đem lại nhiều lợi ích, vừa giúp khơi thông tuyến vận tải thủy nội địa, tăng khả năng thoát lũ sông phục vụ dân sinh, vừa thu hút doanh nghiệp đầu tư vào loại hình du lịch sinh thái sông nước rất có tiềm năng và triển vọng ở vùng này”, ông Lê Trí Thanh khẳng định.

分享到: