Nhiều chỉ số nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước
Năm 2022,ắcGiangnỗlựcchuyểnđổisốtoàndiệkết quả bangladesh nhiều chỉ số của Bắc Giang nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Đó là Chỉ số CĐS (DTI) xếp thứ 9/63 tỉnh, TP (tăng 1 bậc so với năm 2021); chỉ số thành phần hiện đại hóa nền hành chính nhà nước (nay gọi là xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số) trong cải cách hành chính (CCHC) xếp thứ 1/63 tỉnh, TP (3 năm liên tiếp 2020, 2021, 2022); chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin Việt Nam (ICT Index) xếp thứ 5 cả nước, tăng 24 bậc so với năm 2020 (năm 2021 không xếp hạng).
Nhìn vào điểm số và thứ hạng của tỉnh ở các chỉ số, chỉ số thành phần cho thấy tỉnh có sự nỗ lực, tiến bộ vượt bậc trong thực hiện CĐS theo định hướng của Chính phủ và những sáng tạo, cách làm riêng của Bắc Giang.
Đây là minh chứng rõ nét nhất cho việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 111-NQ/TU ngày 7/6/2021 của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy về CĐS tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết xác định CĐS toàn diện trên 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Đáng chú ý với Chỉ số DTI 2022, tỉnh nằm trong nhóm dẫn đầu ở 2 chỉ số thành phần là thể chế số và kinh tế số. Trong chỉ số thể chế số, dấu ấn là Bắc Giang đã nhanh chóng xây dựng và đưa vào áp dụng Bộ Chỉ số đo lường CĐS tỉnh nhằm cụ thể hóa các chỉ tiêu.
Đồng thời đưa chỉ số CĐS trở thành một trong những chỉ số thành phần đánh giá về CCHC, sự hài lòng của người dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, chỉ số quản trị cấp huyện, các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương và cấp tỉnh.
Tỷ lệ hồ sơ được cấp kết quả điện tử đạt 6,53%, tỷ lệ TTHC được số hóa kết quả giải quyết là 82,2%. Tỷ lệ hồ sơ được xử lý hoàn toàn trực tuyến đạt 80,47%; tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công đạt 47,53%.
Ở trụ cột chính quyền số, Sở Thông tin và Truyền thông đã duy trì, quản trị, vận hành hoạt động hiệu quả Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh. Hệ thống tổng hợp thông tin KT-XH; hệ thống thông tin phản ánh hiện trường và các hệ thống khác có liên quan của Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh.
Mới đây, TP Bắc Giang chính thức vận hành Trung tâm Điều hành đô thị thông minh. Đây là nền tảng quan trọng để xây dựng chính quyền số, đô thị thông minh. Kho dữ liệu số tỉnh đã tích hợp, lưu trữ cơ sở dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của tỉnh; xử lý, làm sạch dữ liệu, hình thành 7 cơ sở dữ liệu dùng chung.
Bắc Giang là một trong 10 tỉnh đầu tiên của cả nước tích hợp, kết nối và chia sẻ dữ liệu dân cư giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của tỉnh. Hiện nay, 100% TTHC của tỉnh đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
Ở trụ cột kinh tế số, 100% số doanh nghiệp đang hoạt động có phát sinh thuế sử dụng hóa đơn. Hoạt động thương mại điện tử ngày càng phát triển.
Toàn tỉnh có 140 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân đưa hàng hóa lên một số sàn giao dịch: Postmart.vn, Voso.vn, Lazada. Hai năm qua, các sàn thương mại điện tử thực hiện hơn 200 nghìn giao dịch hàng hóa, trị giá gần 100 tỷ đồng.
Đối với trụ cột xã hội số, tỉnh đã triển khai rộng rãi việc thanh toán không dùng tiền mặt tại các chợ truyền thống, trung tâm thương mại; chấp nhận các hình thức thanh toán trực tuyến trong tất cả các loại hình dịch vụ công thiết yếu, như điện, nước, học phí, viện phí, lệ phí giải quyết TTHC.
Vào cuộc đồng bộ, nâng cao giá trị chuyển đổi số
Bên cạnh kết quả tích cực, công tác CĐS của tỉnh vẫn còn những hạn chế như: Hạ tầng công nghệ thông tin thiếu đồng bộ; việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các phần mềm chuyên ngành và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh gặp nhiều khó khăn; chưa có Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng để giám sát, quản lý bảo đảm an toàn, an ninh mạng; Nguồn nhân lực phục vụ cho xây dựng chính quyền điện tử, phát triển đô thị thông minh còn thiếu...
Hưởng ứng chủ đề Ngày hội CĐS quốc gia năm nay là “Khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị”, tỉnh Bắc Giang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến và thanh toán trực tuyến.
Mới đây, UBND tỉnh ban hành văn bản yêu cầu tăng cường tuyên truyền, nâng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến; đẩy mạnh triển khai mô hình điểm CĐS.
Theo ông Nguyễn Tiến Tú, Phó Chánh Văn phòng HĐND - UBND TP Bắc Giang, tại bộ phận một cửa các phường, xã của TP, cán bộ, đoàn viên thanh niên sẽ hướng dẫn công dân đăng ký tài khoản, nộp hồ sơ và giải quyết TTHC trên Cổng Dịch vụ công.
Cùng đó, TP chỉ đạo các sở, ngành tập trung số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC để phát triển dữ liệu, tái sử dụng dữ liệu trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Điều hành thông minh phục vụ sự chỉ đạo điều hành của UBND TP, hoàn thiện ứng dụng phục vụ người dân.
Thời gian tới, theo đồng chí Nguyễn Gia Phong, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, ngành tiếp tục tham mưu UBND tỉnh phát triển hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu CĐS. Đó là xây dựng Trung tâm dữ liệu CĐS của tỉnh theo hướng hiện đại để quản lý tập trung.
Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông nâng cấp mạng di động 4G, phát triển hạ tầng mạng di động 5G. Tiếp tục xây dựng, phát triển các nền tảng số, các ứng dụng, cơ sở dữ liệu, dịch vụ số dùng chung của tỉnh theo hướng dùng chung hạ tầng số, nền tảng số bảo đảm khả năng sử dụng dữ liệu số. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Tập trung đào tạo chuyên sâu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản trị, vận hành cho đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin của tỉnh; hằng năm xây dựng kế hoạch, cử cán bộ tham gia đào tạo, đào tạo lại, bổ sung kiến thức theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, thường xuyên cập nhật các giải pháp công nghệ mới. Tiếp tục rà soát, nâng điểm các chỉ số CĐS, ICT index.
Theo Hoài Thu(Báo Bắc Giang)