Kiểm tra công tác phổ biến,ểmtracôngtácphổbiếngiáodụcphápluậttạiBộThôngtinvàtruyềnthôldu quito vs giáo dục pháp luật tại Bộ Thông tin và truyền thông
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp
Ngày 3/8, Đoàn kiểm tra của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chủ tịch Hội đồng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Bộ Thông tin và truyền thông (TTTT).
Tham gia đoàn công tác có Phó trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Thanh Hải. Về phía Bộ TTTT có Thứ trưởng Phan Tâm, thành viên Hội đồng.
Tại cuộc họp, đại diện Vụ Pháp chế Bộ Thông tin và truyền thôngcho biết, công tác PBGDPL của Bộ TTTT được thực hiện và triển khai bài bản và nề nếp, qua đó giúp nâng cao nhận thức của cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên viên chức và người lao động của Bộ TTTT về vị trí vai trò của công tác PLGDPL.
Các nội dung PBGDPL đã dần đi vào trọng tâm trọng điểm, phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước, bám sát nhu cầu xã hội, nhiệm vụ chính trị của Bộ. Nội dung và hình thức PBGDPL đa dạng, phong phú.
Năm 2022 và 6 tháng đầu năm, Bộ TTTT đã ban hành các quyết định để chỉ đạo công tác PBGDPL. Trên cơ sở các quyết định, cơ quan đơn vị trong Bộ đã và đang chủ động triển khai theo nhiệm vụ được phân công, một số đơn vị tham mưu trình hoặc tự ban hành các Quyết định riêng về PBGDPL; tổ chức Hội đồng PBGDPL được kiện toàn, hoạt động của các thành viên tích cực triển khai các nhiệm vụ được phân công.
Năm 2022 và 6 tháng đầu năm đã thực hiện được 90 hội thảo, toạ đàm, Hội nghị, diễn đàn về PBGDPL trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; tổ chức 05 cuộc thi truyền thông chính sách về an toàn thông tin, chuyển đổi số, công nghiệp công nghệ thông tin; việc PBGDPL qua các phương tiện thông tin đại chúng, cung cấp thông tin tài liệu được đẩy mạnh. Hoạt động lồng ghép hoạt động PBGDL qua các hoạt động quản lý của Bộ được tăng cường; Việc triển khai nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong PBDPL được đẩy mạnh.
Bộ TTTT đã chủ động ban hành kế hoạch truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản QPPL lĩnh vực thông tin và truyền thônggiai đoạn 2022-2027. Trong đó xác định những nhóm nhiệm vụ chính sẽ thực hiện trong thời gian tới; phân công trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị trong thực hiện.
Nhiều mô hình hay, cách làm mới được Bộ TTTT phát huy hiệu quả trên thực tế phù hợp với nguồn lực thực tế và ứng dụng các hình thức chuyển đổi sốnâng cao hiệu quả PBGDPL như trợ lý ảo pháp luật, bảng điện tử công cộng, Nền tảng đọc sách trực tuyến...
Hiện nay, Bộ TTTT có 131 báo cáo viên pháp luật, đội ngũ này được tham gia các khoá đào tạo bồi dưỡng đảm bảo chất lượng PBGDPL; kinh phí cho công tác PBGDPL của Bộ TTT hằng năm không sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên, việc triển khai công tác này cùng với một số công tác pháp chế khác đã được lãnh đạo Bộ quan tâm, bố trí từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Tuy nhiên còn hạn chế là hình thức PBGDPL còn truyền thống. Nhiều cơ quan tổ chức báo cáo viên được phổ biến có nơi có lúc chưa sẵn sàng để ứng dụng công nghệ, tiếp cận chính sách pháp luật; Hơn thế đối tượng được quản lý đa dạng nên cũng có những khó khăn.
Bộ TTTT đề xuất các cấp uỷ Đảng tiếp tục quan tâm chỉ đạo sát sao công tác PBGDPL trên diện rộng và cả chiều sâu, tới nhiều đối tượng với nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả. Việc quy định kinh phí PBGDPL do ngân sách nhà nước đảm bảo và giao nhiệm vụ cho các Bộ ngành để triển khai;
Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị cơ sở trao đổi và đề xuất giải pháp phù hợp để kịp thời khắc phục khó khăn, vướng mắc, kịp thời biểu dương cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp; đề nghị kết nối chuyên trang PBGDPL của các Bộ, ngành với Trang thông tin điện tử về PBGDPL của Bộ Tư pháp để liên thông thông tin.
Tại buổi làm việc, đại diện Cục Báo chí, Học viện Bưu chính viễn thông, Cục chuyển đổi số quốc gia, Cục An toàn thông tin đã đề xuất thêm một số vấn đề: tăng cường kinh phí cho tuyên truyền cho việc thực hiện Đề án 407; tăng cường các chuyên gia để PBGDPL cho sinh viên; đa dạng hoá các hình thức PBGDPL; Coi chuyển đổi số là một giải pháp đột phá trong PBGDPL; xây dựng các nền tảng trực tuyến cung cấp thông tin PBGDPL đến người dân; tổ chức thêm nhiều cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật; sử dụng hiệu quả mạng xã hội để PBGDPL…
Về phía đoàn kiểm tra, các thành viên đã trao đổi giải đáp một số nội dung các đại diện đơn vị Bộ TTTT đề xuất và đề nghị Bộ TTTT mở rộng đối tượng PBGDPL, tăng cường PBGDPL cho người Việt Nam ở nước ngoài, các đối tác để thu hút đầu tư; đẩy mạnh chuyển đổi số trong PBGDPL; tiếp tục sáng tạo đổi mới trong cách làm; tích cực phối hợp với Bộ Tư pháp trong xây dựng Đề án Chuyển đổi số trong PBGDPL; quan tâm phối hợp bồi dưỡng cho báo cáo viên pháp luật về Đề án 407; phát huy thế mạnh của Bộ TTTT trong truyền thông dự thảo chính sách…
Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh ghi nhận và đánh giá cao kết quả công tác PBGDPL của Bộ TTTT trên tất cả các mặt: công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ có nhiều đổi mới; Bộ đã có nhiều cách làm sáng tạo trong triển khai Đề án 407 về truyền thông chính sách; lãnh đạo Bộ đã phát huy tốt vai trò thành viên Hội đồng; Công tác PBGDPL của Bộ đạt nhiều hiệu quả góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Thứ trưởng cũng đánh giá cao việc Bộ TTTT đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác PBGDPL, đã xuất hiện nhiều mô hình điểm trong triển khai thực hiện có thể nhân rộng.
Chia sẻ những khó khăn, hạn chế trong công tác PBGDPL, Thứ trưởng Thanh Tịnh đề nghị trong thời gian tới Vụ Pháp chế cần phát huy hơn nữa vai trò tham mưu đề xuất triển khai hiệu quả Luật PBGDPL; xây dựng nội dung, hình thức phổ biến phù hợp. Bộ cần quan tâm xây dựng nhân rộng các mô hình ứng dụng CNTT hiệu quả trong PBGDPL; phát huy kinh nghiệm và thế mạnh về công nghệ để PBGDPL đồng thời tăng cường truyền thông về các Đề án về PBGDPL; Tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong công tác PBGDPL với phương châm hướng về cơ sở, lấy người dân làm trung tâm. Triển khai 1 số mô hình điểm ở bộ, ngành địa phương. Cần có kế hoạch bồi dưỡng cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật để phát huy hiệu quả vai trò các lực lượng này tại cơ sở, làm cánh tay nối dài trong công tác PBGDPL Bộ cần quan tâm xây dựng các nội dung chương trình PBGDPL cho các đối tượng yếu thế, như thanh thiếu niên, phụ nữ, dân tộc thiểu số, người Việt Nam ở nước ngoài, người tàn tật, thiểu năng… và có các phương thức phù hợp cho từng đối tượng.
Tham gia thực hiện hiệu quả các đề án, Chương trình về PBGDPL theo tinh thần Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; đề nghị Vụ Pháp chế làm đầu mối phối hợp với Cục PBGDPL có kế hoạch phối hợp tham mưu cho lãnh đạo 2 Bộ triển khai thực hiện tốt công tác PBGDPL.
Thay mặt lãnh đạo Bộ TTTT, Thứ trưởng Phan Tâm cám ơn những đánh giá, chia sẻ của Đoàn đối với công tác PBGDPL và khẳng định lãnh đạo Bộ xác định PBGDPL là công việc quan trọng, luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong bối cảnh nguồn lực con người kinh phí có hạn. Bộ TTTT ghi nhận những góp của Đoàn kiểm tra để thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác PBGDPL trong thời gian tới.