您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【bxh bd pháp】Sẽ giao quyền miễn, giảm một số khoản phí, lệ phí cho địa phương 正文

【bxh bd pháp】Sẽ giao quyền miễn, giảm một số khoản phí, lệ phí cho địa phương

时间:2025-01-24 22:22:46 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Dự thảo Luật quy định theo hướng: Giao cho địa phương quyết định miễn, giảm các khoản phí, lệ phí th bxh bd pháp

phí,ẽgiaoquyềnmiễngiảmmộtsốkhoảnphílệphíchođịaphươ<strong>bxh bd pháp</strong> lệ phí

Dự thảo Luật quy định theo hướng: Giao cho địa phương quyết định miễn, giảm các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của địa phương. Ảnh minh họa

Giao thẩm quyền quyết định miễn, giảm cho địa phương

Theo Bộ Tài chính, qua 13 năm triển khai thực hiện Pháp lệnh Phí và lệ phí, về cơ bản đã đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra khi ban hành.

Tuy nhiên, một số quy định của Pháp lệnh đến nay không còn phù hợp, bộc lộ hạn chế như: về thẩm quyền, địa phương có quyền quy định về nhiều loại phí và lệ phí, trong khi không có quyền miễn, giảm; Danh mục phí, lệ phí và nguyên tắc xác định mức thu không còn phù hợp trong điều kiện nền kinh tế đang chuyến đổi mạnh sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…

Trong đó, về thẩm quyền của các địa phương, Bộ Tài chính cho biết, Pháp lệnh Phí và lệ phí hiện hành quy định thẩm quyền của HĐND tỉnh quy định thu phí lệ phí được phân cấp do UBND cùng cấp trình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Theo quy định tại Nghị định 24/2006/NĐ-CP của Chính phủ, HĐND tỉnh được giao quy định 28 khoản phí và 11 khoản lệ phí. Ngoài ra, tại một số Nghị định khác của Chính phủ cũng quy định giao HĐND cấp tỉnh quy định một số loại phí, lệ phí như phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; phí bảo vệ môi trường đối với nước thải...

Tổng kết tình hình thực hiện Pháp lệnh, nhiều địa phương cho rằng HĐND cấp tỉnh được giao quy định trên 40 loại phí và lệ phí, trong khi đó không được giao quy định miễn, giảm. Như vậy, chưa có sự cân xứng về quyền quyết định và quyền miễn giảm.

Nhiều địa phương đề nghị phân cấp cho địa phương có quyền miễn, giảm các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền để có thể quyết định trong một số trường hợp cần miễn giảm cho các đối tượng là chính sách xã hội, người nghèo... để phù hợp với thực tế tại địa phương.

Vì vậy, tại dự thảo tờ trình Chính phủ, Bộ Tài chính trình quy định trong dự thảo Luật theo hướng: Giao cho địa phương quyết định miễn, giảm các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của địa phương.

Điều chuyển, bổ sung thêm Danh mục phí và lệ phí

Đối với nội dung về Danh mục phí và lệ phí, theo quy định của Pháp lệnh Phí và lệ phí, danh mục này gồm 73 loai phí, được sắp xếp thành 12 nhóm theo tính chất công việc gắn với lĩnh vực, nhóm ngành có những đặc điểm về kinh tế kỹ thuật tương tự như nhau. Danh mục lệ phí gồm 43 loai lê phí, được xếp thành 5 nhóm, phù hợp với nhóm các công việc quản lý hành chính nhà nước.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, Danh mục phí, lệ phí hiện hành không còn phù hợp. Thể hiện ở một số loại phí, lệ phí phát sinh trong thực tiễn và đang được quy định trong một số luật, pháp lệnh chuyên ngành, cần bổ sung vào Danh mục.

Đồng thời, một số loại phí, lệ phí đã được chuyển sang cơ chế giá theo quy định của các luật chuyên ngành, cần đưa ra khỏi danh mục; có một số loại phí, lệ phí được quy định tại các văn bản pháp luật khác nhau nhưng không thống nhất về tên gọi, cần chỉnh sửa để thống nhất về tên gọi.

Do đó, Danh mục phí, lệ phí kèm theo dự án Luật được xây dựng trên cơ sở kế thừa quy định hiện hành còn phù hợp, đồng thời phải tính đến sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong những năm sắp tới.

Danh mục này sẽ được xây dựng bảo đảm nguyên tắc thực hiện chủ trương xã hội hóa các dịch vụ sự nghiệp công. Theo đó, chỉ đưa vào Danh mục các dịch vụ thu phí nhằm phục vụ cho lợi ích chung, thiết yếu của các tổ chức và cá nhân để bảo đảm ổn định và công bằng xã hội, tránh độc quyền cung cấp dịch vụ. Đồng thời, các dịch vụ có khả năng xã hội hóa cao, chuyển sang thực hiện theo cơ chế giá.

Nguyên tắc tiếp theo là đảm bảo quyền lợi quốc gia, theo đó các khoản thu gắn với quyền của Nhà nước và chủ quyền, lợi ích quốc gia (phí sử dụng tần sổ, phí sử dụng kho số viễn thông, lệ phí lắp đặt và sửa chữa cáp viễn thông và công trình trên biển, ...).

Cuối cùng, danh mục này phải phù hợp với thông lệ quốc tế (phí điều hành bay; phí hoa tiêu,...).

Cũng theo Bộ Tài chính, đối với dịch vụ công, kinh nghiệm quốc tế cho thấy Nhà nước vẫn luôn có vai trò điều tiết đặc biệt, nhằm bảo đảm sự công bằng trong phân phối các dịch vụ này và khắc phục các khiếm khuyết của thị trường.

Do đó, ngay cả khi Nhà nước chuyển giao dịch vụ này cho tư nhân cung ứng, thì vẫn cần có cơ chế để điều tiết khi cần thiết. Vì vậy, có một số loại dịch vụ, nếu do Nhà nước đầu tư sẽ vẫn có tên trong Danh mục. Nếu không do Nhà nước đầu tư thì thực hiện theo cơ chế giá./.

Dự thảo Luật Phí và lệ phí gồm 7 Chương, 29 Điều, nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với phí, lệ phí; bảo đảm phù hợp với Hiến pháp và thống nhất với các Luật thuế, Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi) và các Luật khác có liên quan. Đồng thời, nhằm xoá bỏ bao cấp qua phí dịch vụ để khuyến khích xã hội hóa các dịch vụ sự nghiệp công, nhằm cung cấp tốt hơn dịch vụ cho mọi tầng lớp nhân dân.

Thiết lập khung pháp lý rõ ràng, đầy đủ trên cơ sở bổ sung mới và kế thừa các quy định còn phù hợp, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về phí, lệ phí; Bảo đảm tính công khai, minh bạch trong công tác thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí.

Tạo khuôn khổ pháp lý để phòng tránh việc huy động đóng góp của nhân dân sai quy định dưới hình thức “phí, lệ phí”.

Tiếp cận với thông lệ quốc tế về phí, lệ phí, tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập quốc tế.

N.P