【bxh fifa mới nhất】Siết chặt quản lý thông tin trên môi trường mạng

Báo Cà Mau(CMO) Buổi chiều 18/4, phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Trương Minh Tuấn diễn ra dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển. Các nội dung chất vấn tập trung vào an ninh mạng; thông tin trên mạng và kiểm duyệt chương trình, nội dung quảng cáo trên các kênh.

An toàn thông tin mạng đang là vấn đề hết sức thời sự đối với các nước có nền công nghệ phát triển, trong đó có nước ta. Thông tin trên mạng, các phương thức truyền tải thông tin trên mạng là hết sức phức tạp. Các đại biểu chất vấn đề cập đến hàng loạt vấn đề nổi cộm: thông tin bịa đặt, xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ danh dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kích động hận thù, chống phá… Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhận định: “Thông tin mạng chia ra làm 2 loại, một là các kênh của báo chí truyền thông trong nước; còn lại là mạng xã hội được điều hành từ nước ngoài”.

Thời gian gần đây, Bộ đã thiết lập những biện pháp, hình thành hành lang pháp lý để buộc những thông tin trên mạng từ nước ngoài vào Việt Nam phải có điều chỉnh. Đối với những tin sai sự thật, Bộ hướng đến quy hoạch báo chí, khẳng định thông tin chính thống bằng cách làm trong sạch hoá đời sống báo chí. Các trường hợp vi phạm, xác định được sai phạm, vận dụng các yếu tố pháp lý để xử phạt.

Từ đầu năm 2017 đến nay, Bộ đã xử phạt 10 trường hợp. Các đợt thanh tra, kiểm tra mở rộng đến với các trang xã hội của nước ngoài, yêu cầu tuần thủ nghiêm luật pháp Việt Nam. Đơn cử như các trang quảng cáo của Google trên Youtube, Facebook.

Các biện pháp được Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nêu ra là phải thắt chặt quản lý, tạo ra môi trường pháp lý chặt chẽ, cụ thể; phải xây dựng và phát triển các doanh nghiệp mạng xã hội của nước ta có khả năng cạnh tranh và cung cấp dịch vụ chất lượng. Nghiêm túc xử lý các trường hợp vi phạm bằng nhiều phương thức. Tuyên truyền ý thức của người sử dụng; chủ động và tạo mối quan hệ, phối kết hợp tốt với các bộ, ngành, địa phương.

Bộ trưởng cũng cảnh báo, tình hình tấn công mạng, các hình thức chiếm đoạt, lừa đảo liên quan đến môi trường mạng đang là nguy cơ lớn, tác động mạnh đến đời sống của xã hội. Theo đó, năm 2016 ghi nhận hơn 144.000 cuộc tấn công mạng; đầu năm 2017 phát hiện trên 3.600 cuộc tấn công mạng. Một bộ phận lớn các tổ chức, cá nhân và cả các cơ quan công quyền hiện tại vẫn chưa ý thức và có biện pháp tối thiểu để bảo vệ an ninh mạng. Từ đó tình trạng bị lừa đảo, lộ thông tin, bị thất thoát tài sản liên tục xảy ra với quy mô và tính chất ngày càng nghiêm trọng.

Sim rác và tin nhắn rác được Bộ trưởng chia sẻ là vấn nạn. Dù công nghệ thông tin đã mang lại nhiều lợi ích, song cũng có những hệ luỵ. Xét về mặt bản chất, đây là do việc quản lý sim trả trước tràn lan, thông tin của người dân bị lộ và sử dụng bừa bãi. Mặc dù tồn tại từ lâu, nhưng tình trạng này vẫn chưa giải quyết triệt để, nguyên nhân là do chồng chéo về lợi ích của các bên. Bộ trưởng cho rằng phải truy trách nhiệm của nhà mạng, ngăn chặn từ gốc, nếu cần thiết xử lý người đứng đầu nếu để tình trạng này tái diễn. Từ tháng 10/2016 đến nay, Bộ đã thu hồi hơn 20 triệu sim rác, tuy nhiên số lượng này vẫn còn rất nhiều.

Đối với phản ánh của đại biểu về các chương trình thực tế trên truyền hình, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhận định: “Qua hậu kiểm, phát hiện nhiều sai phạm trong dàn dựng, trong thông tin…Có những trường hợp rất phản cảm, bị dư luận phản ứng mạnh mẽ”. Bộ kiên quyết tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý đến mức cao nhất như đình bản, rút giấy phép xuất bản. Tập trung vào trách nhiệm của cơ quan báo chí, người đứng đầu cơ quan báo chí để từng bước chấn chỉnh lại việc liên kết thực hiện các chương trình thực tế.

Đối với trình độ làm chủ và chuyển giao công nghệ thông tin, Bộ trưởng cho rằng Việt Nam đang trong tình trạng cần cố gắng hơn nữa. Bộ đang tham mưu để đẩy mạnh đào tạo nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực an ninh mạng. An toàn thông tin mạng cần phải siết chặt, nhất là những lĩnh vực trọng yếu, phục vụ các công trình, hoạt động có nguy cơ bị tấn công an ninh mạng.

Với hoạt động của các cơ quan báo chí, có ý kiến cho rằng, một số tờ báo chủ yếu chỉ phản ánh, đào sâu những mặt tồn tại, yếu kém; cá biệt có trường hợp giật gân câu khách, đưa tin sai sự thật gây tổn hại đến cá nhân, tổ chức cả về kinh tế lẫn uy tín, danh dự. Bộ trưởng cho rằng, thời gian gần đây việc quản lý đã được tăng cường, thể hiện tính kiên quyết và nghiêm minh của pháp luật. Các trang mạng lợi dụng để kinh doanh, quảng cáo mang tính chất lừa đảo là có tồn tại, song đây lại là lĩnh vực do bộ ngành khác quản lý.

Quốc Rin

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Cán bộ ngân hàng kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo 50 triệu đồng
下一篇:Phổ biến kiến thức pháp luật đảm bảo an toàn hàng không