【lịch thi đấu bóng đá wap】Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Tiếp tục tạo đột phá trong kiểm tra chuyên ngành
Bước đầu đã cho kết quả tích cực Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Tạo,ộtrưởngĐinhTiếnDũngTiếptụctạođộtphátrongkiểmtrachuyênngàlịch thi đấu bóng đá wap Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2014, với vai trò là cơ quan được Chính phủ giao quản lý nhà nước về hải quan, Bộ Tài chính đã xây dựng, trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án 2026 năm 2015. Trong đó, đề án giao cho 13 bộ, ngành xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật, nâng cao chất lượng hoạt động KTCN, theo hướng giảm thiểu số lượng hàng hóa phải KTCN tại cửa khẩu và áp dụng quản lý rủi ro trong KTCN, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Kết quả đến nay, về hoàn thiện cơ chế chính sách, theo Đề án 2026, các bộ ngành đã chỉnh sửa được 66/87 văn bản pháp luật có liên quan đến KTCN, đạt 76%. Cùng với đó, về đổi mới phương pháp KTCN theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), giảm chi phí cho DN, hiện nay có khoảng 200 danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành trước khi thông quan, với hàng trăm ngàn mặt hàng. Trong đó có nhiều danh mục hàng hóa gồm nhiều mặt hàng, chẳng hạn như danh mục thuốc thú y được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam gồm hơn 400 mặt hàng; danh mục làm thuốc và dược liệu gồm 1.200 mặt hàng. Bộ trưởng cho biết thêm, thời gian qua, các bộ, ngành quản lý chuyên ngành đã tích cực phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng và ban hành danh mục hàng hóa thuộc đối tượng KTCN kèm theo mã HS. Trong năm 2017, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tổ chức các đợt làm việc tập trung vào áp mã HS đối với danh mục hàng hóa theo chuyên ngành dựa trên thông tư của Bộ Tài chính. Qua đó, đã rà soát được 50 danh mục hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của các bộ, ngành như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Y tế, Công thương,... “Như Quốc hội đã biết, trong báo cáo về thời gian kiểm tra thông quan, 28% thời gian thông quan thuộc trách nhiệm của Hải quan, còn lại 72% thuộc trách nhiệm của các bộ, ngành. Do vậy, đây là khâu quan trọng mà chúng ta phải tháo gỡ, nếu không sẽ không có động lực giao thương hàng hóa thương mại qua biên giới. Trong khi với Việt Nam, tổng kim ngạch XNK gấp 1,6 lần GDP. Do vậy, việc Chính phủ tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian qua là rất đúng và trúng” - Bộ trưởng nhấn mạnh. Phối hợp với các bộ, ngành tạo chuyển biến rõ nét Theo Bộ trưởng, hiện nay còn nhiều mặt hàng chịu sự quản lý của nhiều bộ, ngành trước khi thông quan. Một hàng hóa chịu sự quản lý của nhiều đơn vị trong cùng một bộ; nhưng cũng có một hàng hóa chịu sự quản lý của nhiều bộ. Vì thế có những sản phẩm khi nhập khẩu phải có hai giấy phép. Do vậy, đây là khâu các bộ, ngành cần tập trung phối hợp với Bộ Tài chính để chỉnh sửa tạo thuận lợi hơn cho KTCN. “Trong đề án 2026, chúng tôi đã đề xuất các bộ, ngành cần ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra và việc kiểm tra phải đẩy mạnh theo hướng xã hội hóa. Tức là các DN, các cơ sở có thể đầu tư trang thiết bị và kiểm định, KTCN theo quy định, tiêu chuẩn đề ra” - Bộ trưởng thông tin thêm. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng còn cho biết, việc đầu tư cơ sở vật chất cho KTCN cũng đang rất khó khăn. Trước tình hình đó, Bộ Tài chính đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng đã đồng ý để phối hợp với 10 bộ quản lý ngành thành lập 10 địa điểm KTCN tập trung tại nhiều địa bàn hải quan trọng yếu như: TP. HCM, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Nội, Đà Nẵng, Lào Cai, Quảng Ninh và Quảng Ngãi. “Nôm na là chúng ta đã thực hiện KTCN tại chỗ để phục vụ thông quan nhanh” - Bộ trưởng nói. Cùng với đó, Bộ Tài chính cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ nâng cấp Trung tâm phân tích, phân loại hàng hóa XNK của Tổng cục Hải quan thành Cục Kiểm định Hải quan. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng, các tồn tại hạn chế hiện nay đúng như đại biểu đã nêu là các địa điểm kiểm tra chuyên ngành mới dừng lại ở khâu tư vấn, giải đáp vướng mắc, lấy mẫu kiểm tra mà chưa đưa ra được kết quả kiểm định do hạn chế về trang thiết bị. “Chúng tôi cũng đã chủ động báo cáo với Chính phủ là dành các địa điểm, cơ sở tại cửa khẩu cho các đơn vị bộ, ngành để có thể thành lập các phòng thí nghiệm, trang bị máy móc để thúc đẩy nhanh thời gian KTCN. Tuy nhiên, hiện nay các bộ, ngành chưa ủy quyền cho các đơn vị của mình thực hiện điều này. Đây là khâu mà chúng tôi thấy trong gian vừa qua Chính phủ, Thủ tướng rất quan tâm chỉ đạo và các bộ, ngành cũng đã bắt đầu vào cuộc, tuy nhiên kết quả vẫn chưa được như mong muốn. Chúng ta là quốc gia XNK nhưng không giải phóng được vấn đề này thì rất ách tắc cho hoạt động giao thương XNK” - Bộ trưởng chia sẻ. Cùng với đó, Bộ Tài chính đã và sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo nâng cao năng lực cho nhân lực KTCN. Cũng theo Bộ trưởng, trong thời tới, “theo chức năng nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính là cơ quan thường trực, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp và đôn đốc các bộ, ngành rà soát các mặt hàng XNK đang thực hiện cùng lúc nhiều thủ tục; từ đó đề xuất những giải pháp đổi mới hoạt động KTCN theo hướng giảm thủ tục giấy tờ, giảm thủ tục chồng chéo, giảm đầu mối và đặc biệt là chuyển mạnh theo hướng quản lý rủi ro và hậu kiểm theo chỉ đạo của Thủ tướng”. “Song song với đó, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành rà soát các mã HS phù hợp với danh mục hàng hóa XNK; đánh giá mức độ rủi ro của các mặt hàng theo phương thức quản lý rủi ro, áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên, chuyển thời điểm KTCN từ tiền kiểm sang hậu kiểm” - Bộ trưởng nói. Mặt khác, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục cùng với các bộ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN của giai đoạn 2016 -2020. Ngoài ra, phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) – đây là một điểm nghẽn trong thông quan hàng hóa. “Hiện nay, việc ứng dụng CNTT của Hải quan và Thuế là khá tốt, được đánh giá đứng đầu trong khối bộ, ngành trong suốt 5 năm vừa qua. Tuy nhiên, để kết nối một cửa quốc gia, KTCN của các bộ, ngành phải kết nối theo hướng đồng bộ ứng dụng CNTT, cơ sở vật chất, trình độ năng lực” - Bộ trưởng nhấn mạnh. Riêng với cơ quan hải quan, Bộ Tài chính đang có chỉ đạo hoàn thiện thêm một bước nữa là giai đoạn 2 Đề án VNACCS/VCIS; tiếp tục đầu tư các địa điểm KTCN tập trung, có hiệu quả; nâng cao năng lực của Cục Kiểm định Hải quan. “Vấn đề đại biểu quan tâm rất trúng, với ngành Tài chính, chúng tôi chỉ đạo ngành Hải quan phải đi đầu, phải chỉ ra các khâu còn tồn tại và đưa ra giải pháp. Chúng tôi rất cần sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ như thời gian vừa qua, để các bộ, ngành vào cuộc một cách đồng bộ thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn, giảm thời gian thông quan, giảm chi phí cho DN” - Bộ trưởng nói./.Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời chất vấn tại Quốc hội sáng 16/11. Ảnh: DT
Duy Thái (lược ghi)
相关推荐
-
Ô tô tông sập lan can rồi lao xuống sông Đồng Nai
-
Nhật Bản, Hà Lan đạt đồng thuận cấm vận bán dẫn Trung Quốc
-
Giải mã số điện thoại ý nghĩa khiến cộng đồng mạng hào hứng đấu giá nhân dịp 20/11
-
Giá Bitcoin tăng mạnh suốt 4 tuần qua, đã gấp 1,5 lần đáy
-
Sao Khuê 2017 tôn vinh các sản phẩm công nghệ chất lượng cao
-
205 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
- 最近发表
-
- Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
- Người giỏi nhất bây giờ là người biết ai giỏi nhất cái gì
- Giải thưởng quan hệ công chúng và truyền thông xuất sắc Việt Nam năm 2021
- Đã thành lập gần 69.000 Tổ công nghệ cộng đồng giúp người dân chuyển đổi số
- Thời tiết Hà Nội 25/8: Nắng nóng oi bức xen kẽ mưa giông
- Đồng Tháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo dự báo sản lượng nông sản
- KienlongBank bứt phá ngoạn mục với tham vọng kiến tạo ngân hàng số hiện đại và thân thiện
- Thành phố thông minh là tổng hợp của những không gian thông minh
- Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
- Cụ già cũng mua được con cá, mớ rau bằng tin nhắn
- 随机阅读
-
- iPhone 8, iPhone 7S đang được đưa vào sản xuất hàng loạt
- Phiên chợ 4.0 'kẻ xấu hết cơ hội móc túi'
- Chính sách hỗ trợ chưa hiệu quả, doanh nghiệp yêu cầu kiểm tra tiến độ thực hiện
- 5 nguyên tắc quản lý thực thi chiến lược phát triển các lĩnh vực TT&TT
- Mẹ bàng hoàng phát hiện con trai treo cổ sau vườn nhà
- Mở rộng vùng xanh, doanh nghiệp phục hồi nhanh
- Doanh nghiệp du lịch TPHCM bắt đầu mở bán tour đến các “vùng xanh”
- Mở tuyến cáp trên đất liền, dồn tổng lực để Internet đi quốc tế không nghẽn
- Bình Dương đạt nhiều thành tựu, xây dựng quê hương thông minh, hiện đại
- Mở rộng vùng xanh, doanh nghiệp phục hồi nhanh
- Hãng đúc chip lớn nhất thế giới TSMC trong vòng xoáy suy thoái kinh tế toàn cầu
- Lợi nhuận 9 tháng của SSI đã vượt 12% kế hoạch lợi nhuận cả năm
- Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
- Kỷ nguyên thống trị tìm kiếm và quảng cáo của Google sắp kết thúc?
- Doanh thu năm 2021 của Nhà máy đạm Ninh Bình dự kiến đạt 3.696 tỷ đồng
- Chuyển động số không xa lạ
- Tỷ giá hôm nay (6/1): Đồng USD trên thị trường “chợ đen” vẫn tiếp tục tăng
- New York cấm học sinh sử dụng AI vì sợ gian lận, đạo văn
- Soi kèo phạt góc West Ham vs Brighton, 22h00 ngày 21/12
- Vì sao quảng cáo trên mạng ngày càng nhảm nhí?
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Anh thua Hy Lạp 1
- Cơ hội tốt để giải bài toán về cải cách cơ cấu nguồn thu
- Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung
- Lào Cai thu ngân sách hơn 12,7 tỷ đồng từ chống buôn lậu
- Tuyển Việt Nam, Tiến Linh trở lại, Bùi Hoàng Việt Anh gây lo lắng
- 4 doanh nghiệp đầu mối đề nghị tăng giá xăng dầu
- Những người thợ điện Ia Ly: Làm sống lại tổ máy số 7 Uông Bí
- Messi tri ân Iniesta theo cách đặc biệt
- Cục Thuế Hà Nội cảnh báo về nguyên nhân số liệu nợ sai
- Man City thắng to, cân bằng kỷ lục 15 năm của MU ở Cúp C1 ra sao?