Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Đồng Tháp,ệpcóthểsẽkhôngđượcxuấtkhẩugạwap.bongdaso.com thành viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) xác nhận điều này. Theo vị này những doanh nghiệp nói trên có khả năng “bị loại” là do trong năm 2014, việc xuất khẩu gạo của doanh nghiệp bị gián đoạn. Có thời điểm, giá gạo trên thị trường thế giới biến động bất thường, vì thế, nhiều doanh nghiệp chọn cách an toàn là tạm ngưng xuất khẩu để tránh bị thua lỗ. Trước thông tin này, ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch VFA cho biết: tính chính xác của thông tin này chưa được khẳng định, nhưng theo xu hướng chung của Ban điều hành xuất khẩu gạo của Bộ Công Thương, những doanh nghiệp trong thời gian qua xuất khẩu không thuận lợi, không vượt qua được thử thách thì có thể sẽ không được tiếp tục hoạt động xuất khẩu gạo. “Hiện chúng ta có 144 doanh nghiệp xuất khẩu gạo và giảm đi một số doanh nghiệp cũng không ảnh hưởng nhiều đến chuyện xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay”, ông Năng nói. Trước thời điểm 1-1-2011, khi Nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo chưa có hiệu lực, Việt Nam có hơn 200 doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Lúc đó, vì lý do tranh mua, tranh bán nên Chính phủ mới có Nghị định 109, đưa ra những điều kiện về kho bãi, năng lực xay xát, xuất khẩu để giảm số lượng doanh nghiệp xuất khẩu xuống còn khoảng 100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi đó nhiều doanh nghiệp đã đáp ứng được những tiêu chí đề ra trong Nghị định 109 nên số lượng doanh nghiệp được phép xuất khẩu vẫn rất nhiều. Song những năm qua, do những biến động trên thị trường gạo thế giới nên hoạt động xuất khẩu gạo gặp khó khăn và số doanh nghiệp chỉ còn 144 như hiện nay. Và nhiều khả năng chỉ còn 107 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu gạo trong thời gian tới. |