Long An tăng cường kết nối giao thương doanh nghiệp logistics trong lĩnh vực thương mại điện tử
Long An có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong phát triển KT-XH và bảo đảm an ninh,ăngcườngkếtnốigiaothươngdoanhnghiệplogisticstronglĩnhvựcthươngmạiđiệntửkq jeju united quốc phòng; là cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, kết nối chặt chẽ với TP.HCM và Vùng Đông Nam bộ, đầu mối giao thương quan trọng hợp tác với Campuchia để phát triển KT-XH nhanh và bền vững.
Long An hiện có 16 khu công nghiệp, 21 cụm công nghiệp đang hoạt động với gần 15.000ha đất công nghiệp có thể thu hút đầu tư; hiện có 590/1.215 doanh nghiệp FDI đang hoạt động và 12.400/16.500 doanh nghiệp DDI đang hoạt động; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt trên 12 tỉ USD năm 2022, trong đó, xuất khẩu trên 7 tỉ USD, nhập khẩu trên 5 tỉ USD, hàng hóa giao thương trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Thời gian qua, tỉnh chú trọng đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hình thành các nút giao đấu nối hệ thống giao thông liên vùng, kết nối các khu, cụm công nghiệp với các cảng để phục vụ phát triển công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động logistics, thúc đẩy giao thương hàng hóa, vận tải phát triển.
Tuy nhiên, hoạt động logistics của tỉnh vẫn còn những hạn chế nhất định như hình thức dịch vụ logistics của tỉnh còn đơn giản: các dịch vụ hỗ trợ thủ tục hải quan, giao nhận, phân tích và kiểm định kỹ thuật,… chưa có nhiều doanh nghiệp thực hiện; chưa có tính liên kết cao, chi phí dịch vụ logistics chưa thực sự cạnh tranh; thương mại điện tử phát triển chưa nhiều.