【nhan dinh chuyen gia】Hàng giả quá tinh vi, vượt biên thẩm lậu vào nội địa
Quản lý thị trường phát hiện nhiều loại hàng bị làm giả | |
Hà Nội: Phát hiện,ànggiảquátinhvivượtbiênthẩmlậuvàonộiđịnhan dinh chuyen gia xử lý hơn 1.700 vụ hàng giả | |
Ứng dụng công nghệ chống hàng giả, hàng nhái |
Toàn cảnh tọa đàm |
Nổi cộm xăng giả, phân bón giả
Hơn 30.000 vụ việc đã được các lực lượng quản lý thị trường kiểm tra, xử lý; hơn 17.300 vụ vi phạm; phạt vi phạm hành chính trên 113 tỷ đồng, chuyển cơ quan điều tra 54 vụ việc.
Đây là những con số các vụ việc vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường 6 tháng đầu năm 2022 được lực lượng quản lý thị trường trên toàn quốc kiểm tra, xử lý. Trong đó nổi cộm là các vụ buôn lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Phát biểu tại tọa đàm “Nhận diện và giải pháp ngăn chặn hành vi buôn lậu, hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại” ngày 28/7, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đánh giá: tình trạng hàng giả, hàng nhái từ đầu năm 2022 đến nay rất tinh vi, phức tạp.
Trước đây, hàng giả chỉ tập trung ở một số mặt hàng như mỹ phẩm, đồ gia dụng... nhưng hiện nay diễn ra ở rất nhiều mặt hàng, ví dụ như xăng dầu. “Trong một năm trở lại đây, tình trạng xăng dầu giả, xăng dầu kém chất lượng khá phổ biến”, ông Linh nói.
Bên cạnh xăng dầu, ông Linh cũng đề cập tới mặt hàng vật tư nông nghiệp, phân bón. Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra và phát hiện rất nhiều vụ việc chế tạo, sản xuất phân bón giả ngay ở trong thị trường nội địa. Nhiều vụ việc vi phạm rất nghiêm trọng, thậm chí trộn cả đất vào để làm phân bón bán ra thị trường.
Theo ông Linh, nửa đầu năm nay, tốc độ, quy mô buôn bán hàng giả ngày càng gia tăng, đặc biệt là môi trường để đưa hàng giả vào lưu thông ngày càng dễ dàng, ví dụ như trên các mô hình kinh doanh online, sàn giao dịch thương mại điện tử. Thậm chí, hàng giả được vận chuyển công khai thông qua dịch vụ chuyển phát. Điều này làm cho các lực lượng chức năng rất khó đối phó.
Ông Linh đặc biệt nhấn mạnh, từ đầu năm đến nay, phía biên giới với Trung Quốc vẫn đang cấm biên. Hàng hóa không đi qua được những kênh truyền thống như đường mòn, lối mở mà phải đi chính ngạch.
“Những đối tượng làm hàng giả sẽ phải tìm cách để luồn lách qua kênh chính ngạch. Bởi vậy, việc sản xuất rồi thẩm lậu hàng giả vào thị trường nội địa rất phức tạp. Ngay trong nội địa vẫn có những đối tượng ở các làng nghề tiếp tục sản xuất hàng giả, tập trung chủ yếu vào đồ thực phẩm”, ông Linh nói.
Doanh nghiệp phải tự bảo vệ mình trước tiên
Từ góc độ doanh nghiệp, ông Phạm Quốc Lộc, thành viên Ban lãnh đạo Công ty TNHH URC Việt Nam, Giám Đốc Nhà máy URC Hà Nội chia sẻ: doanh nghiệp khá lo lắng khách hàng sẽ mua phải hàng giả, hàng nhái, gây ảnh hưởng tới những doanh nghiệp làm ăn chân chính, làm lệch lạc thương hiệu và giảm uy tín của doanh nghiệp.
Để cùng “chung tay” đẩy lùi tình trạng hàng giả, hàng nhái, doanh nghiệp đã phải thực hiện những chiến dịch truyền thông, giới thiệu tên nhãn hàng để người tiêu dùng nắm rõ.
“Đối với những kênh phân phối, doanh nghiệp cũng phải hướng dẫn nhà phân phối biết cách xác định được hàng giả, hàng nhái. Nhân viên phân phối phải sát sao với thị trường để phát hiện kịp thời hàng giả, hàng nhái, từ đó công ty báo cáo và các cơ quan chức năng có biện pháp nhằm ngăn chặn”, ông Lộc nói.
Ông Trần Hữu Linh cũng nhấn mạnh, trong phòng chống hàng giả, hàng nhái, đối tượng rất quan trọng là các doanh nghiệp chủ sở hữu các nhãn hiệu hàng hóa.
Trong thời gian vừa qua, nhiều thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam đã có đơn đề nghị xử lý những vấn đề liên quan đến xâm phạm quyền sở trí tuệ. Ví dụ điển hình như hãng sữa TH True Milk hay là những thương hiệu rượu nổi tiếng trong nước. “Đây là “mặt trận” đòi hỏi về phía doanh nghiệp cần phải có nhận thức sâu sắc, ý thức được tự bảo vệ thương hiệu của mình trước”, ông Linh nói.
Theo ông Bùi Kim Hiếu, Trưởng Ban Luật Dân sự, Viện Nghiên cứu Pháp luật Bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng, trong "trận chiến" chống hàng giả, hàng nhái, trách nhiệm của doanh nghiệp được thể hiện rất rõ ở chỗ phải thực hiện việc tuyên truyền hàng hóa đến với người tiêu dùng thông qua hội thảo, tọa đàm hoặc các hoạt động xúc tiến thương mại.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hoặc đối với kiểu dáng thông qua đăng ký bảo hộ dưới góc độ của Luật Sở trí tuệ.
“Bản thân các doanh nghiệp cũng phải tự hoàn thiện các chính sách, đặc biệt là những chính sách liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phải có những cam kết đối với người tiêu dùng, thực hiện đúng cam kết. Trong xu thế hiện nay, người tiêu dùng có nhiều cơ hội để lựa chọn các sản phẩm cùng loại. Nếu doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết, chắc chắn uy tín của doanh nghiệp sẽ tăng lên”, ông Hiếu nói.