Chỉ còn chưa đầy hai tuần nữa là đến kỳ hạn ngày 1-6,ỹvẫnbếtắcđmphnvềtrầnnợlens đấu với losc thời điểm mà Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo rằng Chính phủ liên bang có thể không còn tiền trả các hóa đơn của mình. Điều này sẽ gây ra tình trạng vỡ nợ khiến thị trường tài chính hỗn loạn và lãi suất tăng đột biến. Mỹ tranh cãi nảy lửa về trần nợ công. Ảnh: AP Các cuộc họp về trần nợ công ở Mỹ kết thúc hôm 19-5. Các chuyên gia không làm việc tiếp trong ngày 20-5. Họ tuyên bố cuộc họp không đạt được tiến triển nào và không công bố kế hoạch họp lại. Đại diện Dân chủ và Cộng hòa đều cho rằng đề xuất của bên kia là quá cực đoan. Đảng Cộng hòa đến nay vẫn khẳng định họ sẽ không chấp nhận tăng giới hạn vay nợ của chính phủ nếu không thực hiện cắt giảm mạnh chi tiêu. Phe Cộng hòa cho rằng chi tiêu quá mức của chính phủ và các chính sách xã hội của đảng Dân chủ tạo ra việc “ăn bám” trợ cấp liên bang và điều này phải được xử lý. Điều kiện để tăng trần nợ 31.400 tỉ USD của Cộng hòa là phải cắt giảm 7% chi tiêu ngân sách của một số cơ quan trong năm nay và 8% năm sau theo kế hoạch được Hạ viện thông qua vào tháng trước. Các hạn chế chi tiêu ngân sách phải tăng theo lộ trình 1% mỗi năm sau đó. Theo Reuters, một nguồn tin cho biết đảng Cộng hòa đề xuất cắt giảm chi tiêu tổng thể nhưng tăng chi tiêu quốc phòng. Phía Dân chủ đề nghị duy trì mức chi tiêu ổn định các năm sau bằng mức của năm nay. Dân chủ cho rằng kế hoạch cắt giảm chi tiêu của Cộng hòa sẽ buộc các chương trình như giáo dục và thực thi pháp luật phải cắt giảm ít nhất 22%. Dân chủ đề nghị giữ nguyên mức chi tiêu ngoài quốc phòng cho năm sau, vì với điều chỉnh lạm phát chi tiêu thực tế sẽ bị giảm. Theo thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre, lãnh đạo đảng Dân chủ - Tổng thống Biden và lãnh đạo đảng Cộng hòa, Chủ tịch Hạ viện McCarthy chỉ đồng ý được duy nhất một điểm rằng thỏa thuận ngân sách phải được các đại diện lưỡng đảng đồng ý. Sau cuộc gặp ngày 19-5, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy nói với giới truyền thông rằng Nhà Trắng “không có động thái gì” đối với các yêu cầu của đảng Cộng hòa. Đảng Cộng hòa chiếm đa số ghế trong Hạ viện và các đảng viên đảng Dân chủ có quyền kiểm soát hẹp ở Thượng viện, vì vậy các bên phải đạt được thỏa thuận với nhau. Các quan chức của Nhà Trắng cho biết, họ dự kiến cuộc điện đàm giữa hai ông Biden và McCarthy sẽ diễn ra sau khi ông Biden dự họp báo tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản. Trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh, đến ngày 20-5, Tổng thống Biden hầu như không xuất hiện trước công chúng. Ông không xuất hiện để phát biểu tuyên bố quan trọng và rời bữa tối sớm trong ngày 19-5. Thay vào đó, ông dành thời gian trong phòng khách sạn, nơi các phụ tá ở Washington liên tục thông báo cho ông về các cuộc đàm phán về giới hạn nợ. Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan thừa nhận các nhà lãnh đạo thế giới đã tạo áp lực lên Tổng thống Biden về thực trạng bế tắc nợ ở Washington. Tuy nhiên, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói rằng tình hình vẫn chưa đến mức phải hoảng loạn. Thỏa thuận cuối cùng, nếu đạt được, sẽ cần sự ủng hộ của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ để được thông qua tại Quốc hội. Lần gần đây nhất Mỹ suýt vỡ nợ là vào năm 2011. Khi đó, đảng Dân chủ cũng kiểm soát Nhà Trắng và Thượng viện, trong lúc đảng Cộng hòa nắm đa số ghế tại Hạ viện. Quốc hội Mỹ cuối cùng ra tay ngăn vỡ nợ xảy ra nhưng nền kinh tế vẫn phải chịu đựng những cú sốc nặng nề, trong đó có việc nước này bị hạ xếp hạng tín dụng lần đầu tiên và xảy ra đợt bán tống bán tháo cổ phiếu quy mô lớn. NGUYỄN TẤN tổng hợp |