【tỷ số bóng đá malaysia】Hiệu lực kích thích của nới lỏng tiền tệ còn khá hạn chế
时间:2025-01-24 23:02:46 出处:Nhà cái uy tín阅读(143)
Đây là nhận định được đưa ra trong báo cáo thị trường tiền tệ tuần vừa được Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư,ệulựckíchthíchcủanớilỏngtiềntệcònkháhạnchếtỷ số bóng đá malaysia Công ty Chứng khoán khoán SSI (SSI Research) phát hành.
Lãi suất huy động tiếp tục giảm
Báo cáo của SSI Research cho biết, tuần qua, chỉ có một lượng tiền nhỏ (1,05 tỷ đồng) được bơm ra thông qua giao dịch mua kỳ hạn 7 ngày. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngừng phát hành tín phiếu trong gần 2 tuần trở lại đây sau khi đã liên tục hút ròng qua kênh này trong 6 tuần trước đó. Hiện số dư tín phiếu duy trì ở mức 147 nghìn tỷ đồng.
Cùng với đó, NHNN giảm một loạt các lãi suất điều hành kể từ 17/3/2020 gồm: lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay thanh toán bù trừ liên ngân hàng giảm 100bps; lãi suất OMO, lãi suất cho vay tái chiết khấu giảm 50bps; trần lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng giảm từ 25 - 30bps; trần lãi suất cho vay ngắn hạn với 6 ngành ưu tiên giảm 50bps; tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc 20bps.
Lãi suất huy động kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng. |
Theo đánh giá của các chuyên gia SSI Research, động thái này là phù hợp trong bối cảnh hàng loạt các ngân hàng trung ương trên thế giới đã giảm mạnh lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế trước nguy cơ suy thoái do đại dịch Covid-19. Tuy vậy, trong bối cảnh nhiều hoạt động kinh tế đang đình trệ, hiệu lực kích thích của nới lỏng tiền tệ là khá hạn chế. Thêm vào đó, sự tác động của lãi suất điều hành ở Việt Nam tới lãi suất thị trường không nhiều và có độ trễ lớn.
“Chỉ có quy định về hạ trần lãi suất huy động, cho vay ngắn hạn và tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc là có tác động nhanh và trực tiếp đến hệ thống ngân hàng, giúp các ngân hàng thương mại (NHTM) có thêm nguồn lực để hỗ trợ các doanh nghiệp cầm cự qua giai đoạn khó khăn hiện tại” - SSI Research cho hay.
Trừ một số NHTM lớn vốn đã có mặt bằng lãi suất thấp là không ghi nhận điều chỉnh, hầu hết các NHTM khác đều giảm lãi suất huy động kỳ hạn 1 đến dưới 6 tháng từ mức trần cũ 5%/năm xuống mức trần mới 4,75%/năm. Các kỳ hạn dài hơn cũng được điều chỉnh giảm 20 – 30 điểm cơ bản (bps) ở nhiều ngân hàng. Hiện tại, kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng nằm phổ biến trong khoảng 5,3 - 6,8%/năm và kỳ hạn 12 - 13 tháng là từ 6,4% - 7,3%/năm. Diễn biến này tiếp nối xu hướng giảm tuần trước đó.
USD tăng vọt và có thể sẽ can thiệp để ổn định tỷ giá
Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, đặc biệt trầm trọng ở châu Âu và Mỹ về cả tốc độ lây lan và tỷ lệ tử vong. Đến nay, không một nước nào có thể thờ ơ, chính phủ các nước buộc phải áp dụng các biện pháp cứng rắn như phong tỏa biên giới, cấm tụ tập, đóng cửa các cơ sở kinh doanh…
SSI Research cho rằng, tâm lý hoảng loạn bao trùm khiến dòng tiền tháo chạy khỏi tất cả các tài sản kể cả các tài sản an toàn như vàng, JPY để tìm kiếm thanh khoản. Trong bối cảnh đó, USD với vai trò là đồng tiền toàn cầu đã trở thành điểm đến hấp dẫn. Chỉ số Dollar-Index (DXY) tăng không ngừng nghỉ, chốt tuần ở mức 102,8 điểm – đây là mức cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Tất cả các đồng tiền đều mất giá mạnh so với USD, trong đó, đồng RUB của Nga giảm tới 10,2% chỉ trong 1 tuần và lũy kế đã mất giá tới 29% kể từ đầu năm do giá dầu lao dốc, mất tới 46% giá trị chỉ từ đầu tháng 3 đến nay; EUR (-3,7%); GBP (-5,32%); JPY (– 2,64%); CNY (-1,25%)… trong tuần qua.
Tại Việt Nam, số ca nhiễm cũng đang gia tăng rất nhanh, lượng người cách ly tập trung cũng tăng do tiếp nhận một lượng lớn kiều bào trở về nước tránh dịch. Phản ứng với rủi ro gia tăng, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh trên thị trường chứng khoán để rút vốn. Diễn biến trong nước và áp lực quốc tế khiến cho tỷ giá USD/VND tuần qua tăng vọt.
Cụ thể, tuần qua, tỷ giá giao dịch trên ngân hàng tăng 220 đồng/USD chiều mua vào, tăng 240 đồng/USD chiều bán ra, lên mức 23.240 đồng/23.530 đồng (mua vào/bán ra); tỷ giá tự do tăng 320 đồng/USD chiều mua vào và 280 đồng/USD chiều bán ra, lên mức 23.640 đồng/23.700 đồng. Tỷ giá trung tâm cũng tăng thêm 40 đồng/USD, lên 23.252 đồng. Rủi ro tăng cao khiến cho chênh lệch tỷ giá bán ra - mua vào của ngân hàng tăng thêm, lên tới 190 đồng/USD.
Với bước tăng mạnh tuần qua, từ đầu năm đến nay, VND đã mất giá 1,2% so với USD và hiện đang ở vùng cao nhất kể từ tháng 6/2019 đến nay. Đặc biệt, tỷ giá tự do hiện đang cao hơn tỷ giá giao dịch trên ngân hàng tới 300 đồng/USD cho thấy tâm lý đầu cơ đang gia tăng. “Thời gian tới, dịch Covid 19 vẫn là rủi ro lớn nhất gây áp lực lên tỷ giá và NHNN có thể sẽ can thiệp để ổn định tỷ giá” – SSI Research nhận định./.
D.T
上一篇: Nguyên nhân khiến điện thoại hao pin nhanh khi dùng 4G ở Việt Nam
下一篇: Cá nhân không thực hiện đúng quy định về gia hạn tạm trú có thể bị phạt 1 triệu đồng
猜你喜欢
- Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Udinese, 02h45 ngày 5/1: Cơ hội của Verona
- Cần sự đồng thuận của người dân để tỉnh áp dụng biện pháp phòng dịch cao hơn, cắt đứt nguồn lây
- Đi chích cá, 1 người tử vong
- 230 học sinh nhận học bổng Vừ A Dính và từ CLB “Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu”
- Phương án điều chỉnh lịch bay ở Nội Bài, Vân Đồn ứng phó bão số 1
- Đẩy mạnh chi trả dịch vụ an sinh xã hội không dùng tiền mặt
- Thêm 93,244 triệu đồng ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiên tai
- Tăng cường quản lý mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid
- Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý