【nhận định bong da net】Đột phá từ thế mạnh con tôm

Ngoại Hạng Anh 2025-01-10 20:36:52 876

Báo Cà Mau(CMO) Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện Đầm Dơi năm 2017 đã thể hiện rõ quyết tâm của địa phương trong việc tạo ra những đột phá mạnh mẽ ở lĩnh vực thuỷ sản, đặc biệt là con tôm.

Bà Huỳnh Xuân Lý, Phó chủ tịch HĐND huyện Đầm Dơi, cho biết: “Bám sát vào các nhiệm vụ được đề ra, HĐND đã cùng với toàn hệ thống chính trị nỗ lực xây dựng Đầm Dơi ngày càng ổn định, phát triển. Kết quả thực hiện nghị quyết một lần nữa khẳng định sự đúng hướng của Đầm Dơi trong việc lựa chọn con tôm là ưu tiên".

HĐND sát cánh trên lĩnh vực kinh tế

Theo bà Lý, kinh tế là lĩnh vực mà địa phương đang cần những đột phá mạnh mẽ, tạo thế và lực trong giai đoạn mới. Theo sát những bước đi của quê hương xứ Đầm, bà Lý vẫn còn nhiều trăn trở: “Mức sống của bà con đã nâng lên nhiều rồi, nhưng đối tượng khó khăn thuộc diện nghèo, cận nghèo vẫn còn. Nói gì thì nói, cơ quan dân cử phải cùng với Nhân dân vượt qua được thử thách này”.

Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi Nguyễn Chí Thuần thông tin: Con tôm là thế mạnh của huyện, nhất là tôm công nghiệp. Huyện đang tập trung phát triển mô hình nuôi tôm thâm canh năng suất cao, hiện có 112 ha với 136 hộ nuôi. Theo thống kê, mô hình nuôi tôm mới này cho năng suất 40-50 tấn/ha/năm, tỷ lệ thành công khoảng 80%. Có thể nói, việc tìm được một hướng đột phá cho con tôm đã làm bức tranh kinh tế của xứ Đầm khởi sắc mạnh mẽ, sẵn sàng cho những tính toán tiếp theo.

Phó ban Kinh tế - Xã hội, HĐND huyện Đầm Dơi Phạm Thanh Sơn phấn khởi: “Con tôm công nghiệp hầm đất mấy năm nay khó ăn lắm. Khi mô hình nuôi tôm trải bạt đã khẳng định hiệu quả và khả năng thành công cao thì người dân càng có niềm tin vào mô hình này hơn”.

Là người con của Đầm Dơi, được cử tri tín nhiệm vào vị trí cán bộ của cơ quan dân cử, bà Lý vẫn còn lắm băn khoăn trong hành trình làm giàu từ con tôm của quê hương mình.

Bà Lý chia sẻ: “Hôm rồi đi phà ngang sông Hoà Trung, hỏi anh chạy phà sao mà nước sông hôi quá. Người ta chẳng biết mình là ai cũng tình thiệt: Lúc nước ròng thì còn hôi nữa, tôm cá gì cũng chết hết”.

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến hàng ngàn hộ dân nuôi tôm thuộc xã Tân Trung, Tạ An Khương, đều là vùng trọng điểm nuôi tôm công nghiệp đã và đang diễn ra trong một thời gian dài. Nhưng theo lời bà Lý thì “cũng chưa có kết luận và chưa thấy tình hình chuyển biến gì”. Đây cũng là nỗi lòng của biết bao hộ nuôi tôm ở Đầm Dơi sống bằng nghề “bà cậu” mong ngóng câu trả lời của cơ quan chức năng.

Khao khát làm giàu từ con tôm

Về Tạ An Khương Nam trong đợt mưa dầm dề, thật ngạc nhiên khi trên những đầm tôm, quạt vẫn tung nước trắng xoá.

Anh Nguyễn Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND xã, thông tin: “Lòng tin vào con tôm của bà con đã trở lại với mô hình nuôi trải bạt. Có lúc cả mấy ngàn hộ của xã ngao ngán vì những mùa tôm thất bát liên miên”. Tạ An Khương Nam đã nhân rộng hơn 50 ha ao nuôi tôm trải bạt, chiếm tỷ trọng gần 50% diện tích nuôi của toàn huyện.

Cả xóm Tân Lợi B giờ có hơn 20 hộ nuôi theo mô hình tôm trải bạt, mà anh Phạm Thanh Tòng là người được bà con nhờ thả giống, cho tôm ăn vì “mát tay”. Kinh nghiệm nuôi tôm trải bạt của dân Tân Lợi B tích luỹ được từ việc trải qua nhiều vụ tôm công nghiệp trắng tay, qua những mô hình được tham quan, học hỏi, cả sự giúp sức của cán bộ thuỷ sản cấp xã và huyện.

Anh Tòng trải lòng: “Nuôi tôm mô hình này cái cần nhất là điện. Dân ở đây đang thiếu điện để nhân rộng mô hình. Nuôi kiểu này mà không có điện 5 đến 10 phút thì tôm tiêu hết”.

Theo sát mô hình tôm trải bạt, kỹ sư Lê Thanh Đăng, cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Đầm Dơi, cho biết: “Nông dân Đầm Dơi bây giờ kiến thức đầy mình, kỹ sư như tụi tui cũng còn ngán. Bà con có kinh nghiệm thực tế, chịu khó áp dụng khoa học - kỹ thuật, mà đúng hơn, con tôm là cuộc sống của họ thì sao mình rành cho bằng”.

Anh Đăng cùng bà con ngày đêm "đeo" con tôm trên đầm trải bạt, mỗi vụ tôm thắng lợi, nhìn niềm vui của bà con mà thêm vững lòng rằng: “Dân nuôi tôm Đầm Dơi có thể làm giàu”. Ưu điểm của mô hình nuôi tôm này theo anh Đăng là người nuôi chủ động được các yếu tố môi trường, tránh được các rủi ro so với mô hình cũ, năng suất và lợi nhuận thì vượt trội.

Anh Huỳnh Ngọc Lợi nuôi tôm trải bạt được gần 2 tháng và mong được đầu tư điện để nhân rộng mô hình.

Anh Huỳnh Ngọc Lợi dẫn chúng tôi thăm đầm tôm gần 2 tháng của mình, một may mắn “hiếm có” bởi bà con rất “kỵ” chuyện cho báo, đài quay phim, chụp ảnh. Anh Lợi nói: “Trúng trật do mình, liên quan gì máy quay, máy chụp”. Lòng rất cảm kích anh, nhưng khi giơ máy chụp, chúng tôi cũng thầm mong sao cho vụ tôm này nhà anh thắng lợi, để khỏi mang tai tiếng. Trước chúng tôi là một đầm tôm với nhiều hệ thống quạt, ống khí, mái che, bạt trải lót… tươm tất. Nó khác hẳn cái kiểu nuôi tôm thả xuống rồi “trông trời trông đất” thường thấy. Rồi khi nhá tôm nhấc lên khỏi nước, nhìn những con tôm nhảy tanh tách đầy sức sống, ông Sơn buột miệng nói: “Nhìn đã con mắt như nhìn thấy vàng vậy đó…”.

Chúng tôi đã thấy, con tôm và quyết tâm của người dân Đầm Dơi đang dựng nên một tương lai mới cho quê hương này. Trên chặng đường đó, những người cán bộ dân cử nói riêng và những ai sống trọn với tâm niệm “đầy tớ của Nhân dân” đều thật đẹp, thật đáng trân trọng./.

Phạm Nguyên

本文地址:http://app.marimbapop.com/html/9c799535.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2

Chuyển đổi số tạo động lực phát triển cho du lịch Lai Châu

Cần công khai, minh bạch giá điện

Mơ ước người dân đặt lịch khám qua điện thoại, thư giãn tại công viên thông minh

Công an HN họp báo vụ bé 7 tuổi bị bắt cóc: Đối tượng mang sẵn biển số giả, súng

Tạo sự chuyển biến nhận thức của toàn xã hội về các quyền của con người

Xuất khẩu tôm cả năm chỉ đạt khoảng 2,9 tỷ USD

Chiến lược thúc đẩy chuyển đổi số Ninh Bình

友情链接