【trận chelsea tối nay】Phát triển du lịch vẫn còn "mạnh ai nấy làm"

作者:Nhà cái uy tín 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 11:12:28 评论数:

Còn tình trạng "chặt,áttriểndulịchvẫncònmạnhainấylàtrận chelsea tối nay chém" du khách

Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, năm 2023, trong bối cảnh quốc tế, trong nước còn nhiều thách thức nhưng ngành du lịch Việt Nam đã đạt được một số kết quả nổi bật. 10 tháng đầu năm 2023, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 10 triệu lượt (hơn 9,998 triệu lượt), tăng gấp 4,6 lần so với cùng kỳ năm trước, vượt chỉ tiêu kế hoạch cả năm; khách nội địa đạt 98,7 triệu lượt khách; tổng thu từ khách du lịch đạt 582,6 nghìn tỷ đồng.

Theo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, du lịch là một điểm sáng trong phục hồi nền kinh tế, kết quả phục hồi du lịch có tác động lan tỏa tới nhiều lĩnh vực, góp phần cải thiện ba động lực tăng trưởng của nền kinh tế là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng.

Phát triển du lịch vẫn còn
Du lịch là một điểm sáng trong phục hồi nền kinh tế. Ảnh: T.L
Trong 10 tháng đầu năm 2023, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 10 triệu lượt, tăng gấp 4,6 lần so với cùng kỳ năm trước, vượt chỉ tiêu kế hoạch cả năm; khách nội địa đạt 98,7 triệu lượt khách; tổng thu từ khách du lịch đạt 582,6 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, mục tiêu đến năm 2025 đón ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa, đến năm 2030 đón 50 triệu lượt khách quốc tế, 160 triệu lượt khách nội địa, du lịch Việt Nam cần thực sự đổi mới tư duy, cách làm với các biện pháp sáng tạo, đột phá, đồng bộ, hiệu quả.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Nguyễn Văn Hùng chỉ ra việc truyền thông chính sách, cập nhật, quảng bá thông tin về những quy định mới của du lịch Việt Nam còn hạn chế, thiếu kịp thời tại các thị trường nguồn quốc tế do thiếu hệ thống văn phòng xúc tiến du lịch quốc gia, sự phối hợp chưa thực sự chặt chẽ giữa các cơ quan trong nước với các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài.

Công tác quản lý điểm đến tại một số địa phương có biểu hiện thiếu quyết liệt, chưa kịp thời xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường, rác thải, tình trạng "chặt, chém" du khách… làm ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu du lịch Việt Nam.

Ông Vũ Thế Bình - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, nhìn nhận giá dịch vụ du lịch không ổn định, luôn tăng cao, thậm chí rất cao vào mùa cao điểm như giá vé máy bay, giá phòng khách sạn, giá ăn uống, vận chuyển đường bộ... Sự biến động liên tục về giá cả dịch vụ đã làm cho các doanh nghiệp du lịch rất bị động trong việc xây dựng và cung cấp sản phẩm cho khách du lịch.

Sự thiếu phối hợp giữa các đội ngũ cung ứng dịch vụ du lịch đã khiến cho giá dịch vụ du lịch Việt Nam cao, không thể cạnh tranh với các nước trong khu vực. Tình trạng "mạnh ai nấy làm" đã khiến cho du lịch Việt Nam không thể xây dựng được một chiến dịch kích cầu tầm cỡ quốc gia để nâng cao sức mạnh cạnh tranh với các nước khác. Đây vẫn là điểm yếu của du lịch Việt Nam.

Đề xuất miễn thị thực ngắn hạn cho một số thị trường lớn

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng, Chính phủ cần có chính sách thúc đẩy liên kết, kết nối giữa các vùng miền, các ngành, các doanh nghiệp...

Nhiều mối liên kết biến mất kể từ dịch bệnh, nên khi du lịch mở cửa lại đã nảy sinh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, tăng giá tùy tiện. Ngành du lịch cũng không thể triển khai khuyến mại kích cầu, không xây dựng được sản phẩm có tính cạnh tranh khiến khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài nhiều hơn trong nước...

Phát triển du lịch vẫn còn
Ngành du lịch cần tổ chức nhiều sự kiện mang tầm quốc tế để tăng sức hút với du khách. Ảnh: T.L

Chủ tịch HĐQT Công ty Vietravel Nguyễn Quốc Kỳ cho rằng, ngành du lịch cần mạnh dạn đặt mục tiêu đón 18 - 20 triệu khách quốc tế trong năm 2024, từ đó đưa ra những giải pháp phát triển du lịch mang tính đột phá.

Muốn đón được 20 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, ngành du lịch cần cập nhật lại chiến lược phát triển. Ngoài ra nên tổ chức nhiều sự kiện mang tầm quốc tế để tăng sức hút với du khách.

Đặc biệt, Bộ VHTT&DL đề xuất nghiên cứu miễn thị thực ngắn hạn cho khách du lịch từ một số thị trường quy mô lớn như Trung Quốc, Ấn Độ... nhằm thu hút nguồn khách từ những quốc gia này, đặc biệt là vào mùa thấp điểm.

Mở rộng miễn thị thực đơn phương cho công dân các nước có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam, chi tiêu du lịch lớn như Australia, Canada, Mỹ, các nước còn lại trong Liên minh châu Âu...

Xem xét, thí điểm việc cấp thị thực tại cửa khẩu trên cơ sở xét duyệt nhân sự tại chỗ cho khách du lịch quốc tế. Thí điểm cấp thị thực dài hạn (3 năm, 5 năm) để thu hút các phân khúc thị trường khách du lịch cao cấp, khách nghỉ hưu...

Theo Bộ VHTT&DL để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ mùa cao điểm đón khách du lịch quốc tế vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024, tận dụng hiệu quả các chính sách về thị thực, xuất nhập cảnh mới được ban hành, cần khẩn trương, tăng cường triển khai các hoạt động xúc tiến quảng bá, kích cầu để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.