【số liệu thống kê về hamburger sv gặp st. pauli】Những phận đời bị “bỏ rơi”
时间:2025-01-24 23:46:32 出处:Thể thao阅读(143)
(CMO) Ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, tại các phòng bệnh, mỗi bệnh nhân thường có từ 2-3 người nhà trông nom, từ chuyện ăn uống, vệ sinh cá nhân cho đến động viên tinh thần, người vào thăm thì không ngớt. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có được vòng tay yêu thương của gia đình. Đâu đó vẫn còn những bệnh nhân bị người nhà bỏ mặc. Hàng ngày họ phải oằn mình chống chọi với bệnh tật trong cô đơn.
Nhói lòng hai chữ "tình thân"
Dẫn chúng tôi đến Khoa Tim mạch thăm bệnh nhân Phạm Văn Sáng, 31 tuổi (thường trú tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu), giọng ông Trần Quốc Bình, Trưởng Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, đầy thương cảm: "Hoàn cảnh anh Sáng rất đáng thương".
Anh Sáng lấy vợ được 3 năm, nhưng vợ anh đã bỏ anh theo người khác, để lại đứa con gái 30 tháng tuổi. Cuộc sống đơn thân, công việc chính của anh là trộn hồ thuê kiếm tiền nuôi con. Cách nay khoảng 5 tháng, anh phát hiện mắc căn bệnh hiểm nghèo, không tiền chữa trị nên chỉ mua thuốc thông thường uống, nay bệnh quá trầm trọng, buộc phải nhập viện.
Anh Sáng được các bác sĩ chẩn đoán là suy tim độ IV, do bệnh cơ tim giãn, viêm phổi, tràn dịch đa màng. Hiện tại anh rất khó thở, phải ngồi thở ô xy liên tục. Anh nhập viện trong hoàn cảnh không BHYT, không một đồng đóng viện phí. Bệnh viện liên hệ về gia đình cũng không có người thân nào đến chăm sóc.
Bước ra khỏi Khoa Tim mạch, hình ảnh anh Sáng yếu ớt, nằm một mình, trước ngực, dưới bụng chi chít các thiết bị, máy móc cứ ám ảnh chúng tôi. Một cảm xúc chạnh lòng, xót xa không tránh khỏi khi trong phòng bệnh, những bệnh nhân khác được người thân chăm chút, còn anh chỉ một mình.
Khoa Vật lý trị liệu là một trong những khoa tiếp nhận rất nhiều trường hợp bệnh nhân không người chăm sóc. Chị Quách Kiều Phụng, Điều dưỡng trưởng, suy tư: “Những trường hợp bệnh nhân cô đơn nằm tại khoa đa phần từ khoa khác đưa xuống, hoặc vô tình được phát hiện chuyển xuống đây. Họ được các hộ lý chăm sóc tới khi tỉnh, sau khi bình phục thì không biết đi đâu. Đối với những người bệnh này, bệnh viện phải gánh luôn tất cả các phương diện về viện phí, chi phí sinh hoạt, ăn uống và phân công nhân viên chăm sóc”.
Các nhân viên chăm sóc luôn cố gắng động viên tinh thần để bệnh nhân vơi bớt nỗi buồn trong những tháng ngày nằm điều trị. (Ảnh: Bệnh nhân Phạm Thị Thuận và hộ lý Lữ Tuyết Nhung). |
Cầm chiếc điện thoại trong tay, lục lại trang cá nhân từ nhiều tháng trước cho chúng tôi xem một vài hình ảnh về những bệnh nhân bị người nhà bỏ rơi, chị Phụng chia sẻ, hầu hết các bệnh nhân này đều là những người già, không có giấy tờ tuỳ thân, không biết rõ về quê quán, một số có dấu hiệu tâm thần, có người từng lang thang, thậm chí nhiễm HIV, gây không ít khó khăn cho các hộ lý trong quá trình chăm sóc. Chăm sóc họ đã gian nan, lúc họ xuất viện khó khăn cũng không ít. Những trường hợp không liên hệ được với gia đình, buộc lòng phía bệnh viện phải nhờ đến sự can thiệp của công an địa phương hoặc các cơ quan bảo trợ xã hội, trung tâm chăm sóc người tâm thần để lo chỗ ở.
Hộ lý Lữ Tuyết Nhung, người đảm nhận công việc chăm sóc các bệnh nhân không người nhà, chia sẻ: “Các bệnh nhân này hoàn cảnh rất tội nghiệp, chúng tôi coi họ như người nhà mà chăm sóc. Ngoài ra, còn phải động viên, an ủi họ về mặt tinh thần cho vơi bớt nỗi cô đơn, mặc cảm. Có những trường hợp đau lòng hơn là khi liên hệ được với gia đình nhưng vì lý do gì đó họ nhất quyết không vào thăm nuôi. Có người may mắn hơn thì được gia đình mướn người nuôi, nhưng người dưng sao bằng người nhà”.
Cha mẹ ơi, đừng bỏ con
Vài năm gần đây, số bệnh nhi bị bỏ rơi tại Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau có chiều hướng giảm. Tuy vậy, số bệnh nhi bị bỏ rơi thường là trẻ sơ sinh, vừa cất tiếng khóc chào đời đã bị chính đấng sinh thành ruồng bỏ.
Bác sĩ Ninh Thị Ly, Khoa Sơ sinh, Phó trưởng Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Sản - Nhi, thông tin, tính từ năm 2017 đến nay, khoa tiếp nhận một số bệnh nhi không có người thân, đa phần khi phát hiện, các bé đều có người nhận làm con nuôi. Trong số này có 2 trường hợp bé bị non tháng và 1 bé bị dị tật sứt môi hở hàm ếch.
Đối với bé sinh non tháng, vừa chào đời đã bị mẹ bỏ. Thương bé, các hộ lý, nhân viên tại khoa thay nhau chăm sóc, yêu thương bé như con ruột của mình, từ việc cho bú sữa, thay tã, đặt tên đều được những “người mẹ bất đắc dĩ” phụ trách. Bé được nuôi dưỡng khoảng 1 tháng thì được cặp vợ chồng Việt kiều tại Canada xin làm con nuôi.
Trường hợp bé bị dị tật, sau một thời gian không tìm được người thân, bé được Trung tâm Bảo trợ xã hội cưu mang. Điều hạnh phúc cho bé là được tài trợ toàn bộ chi phí phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch.
“Một sinh linh nhỏ bé chào đời là niềm hạnh phúc vô bờ bến của các bậc cha mẹ, đằng này họ lại vứt bỏ đi giọt máu của mình. Các bé còn quá nhỏ để ý thức được 2 từ mồ côi, nhưng vết thương lòng ấy sẽ theo các em đến suốt cuộc đời”, Bác sĩ Ly trăn trở.
Vẫn còn rất nhiều câu chuyện về những con người không may mắn, bị người thân ruồng bỏ trong bệnh viện. Và nỗi đau như nhân đôi khi họ cảm nhận được mình vô tình trở thành gánh nặng của xã hội..../.
Hữu Nghĩa
上一篇: Phê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn Cao
下一篇: Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
猜你喜欢
- Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải
- Vì sao một số doanh nghiệp xuất khẩu thanh long ruột đỏ đi Nhật Bản bị dừng đơn hàng?
- Dự kiến giảm phí thẩm định tiêu chuẩn trạm y tế xã
- Dự án sau thanh tra toàn diện, có cần thẩm tra quyết toán không?
- Đề nghị kỷ luật nguyên Trưởng Công an TP Chí Linh Lê Văn Thoan
- Thu ngân sách 7 tháng đạt hơn 63% dự toán
- TP. Thái Nguyên: 97% đơn vị sử dụng ngân sách giao dịch qua dịch vụ công trực tuyến kho bạc
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong thương mại điện tử
- Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người