Sáng kiến “Vành đai và Con đường” được Chủ tịch Tập Cận Bình công bố vào năm 2013,ỹđangmấtdầnchâuÁvàotayTrungQuốbóng đá malaysia hôm nay là một dự án đầy tham vọng với các kế hoạch liên quan tới hơn 65 quốc gia, bao trùm một khu vực với tổng giá trị kinh tế lên tới 1.000 tỷ USD. Dù có không ít hoài nghi đối với giá trị và tính khả thi của các dự án trong sáng kiến này, song nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới, với mong muốn thỏa mãn được các nhu cầu về phát triển, đã hào hứng tham gia. Đây là dấu hiệu mới nhất thể hiện vai trò lãnh đạo của Trung Quốc trong bối cảnh các cam kết của Mỹ tại khu vực đối diện với những hoài nghi lớn chưa từng có.
Nhận thức được điều này, Washington đã đầu tư hàng tỷ USD cho các chương trình quân sự để tìm lại vị thế của mình. Nước này đang thúc đẩy “Sáng kiến Ổn định châu Á-Thái Bình Dương” trị giá 7,5 tỷ USD (mỗi năm 1,5 tỷ USD từ nay đến 2022) nhằm khẳng định các “hoạt động của Mỹ trong khu vực theo hướng tiến bộ, linh hoạt, bền vững và mạnh mẽ hơn”, đồng thời củng cố cơ sở hạ tầng, bổ sung khí tài quân sự và củng cố năng lực cho các đồng minh cũng như đối tác tại châu Á. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ chỉ tăng chi tiêu quân sự không đủ để Mỹ khôi phục tầm ảnh hưởng tại châu Á bởi cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng ở khu vực trong ngắn hạn lại diễn ra trên khía cạnh kinh tế. Xét về điểm này, có thể nói rằng Mỹ đã thua một vố đau khi tự rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Không chỉ vậy, ông Trump và đội ngũ cố vấn của mình còn khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn khi đe dọa hủy bỏ hoặc đàm phán lại những thỏa thuận đang tồn tại, như Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ-Hàn.
Trong khi chính quyền Trump dường như chưa tỏ bất kỳ ý định nào trong việc giành lấy vai trò lãnh đạo khu vực về kinh tế, Trung Quốc đang nhanh chóng chớp thời cơ của mình. Không chỉ thúc đẩy Sáng kiến “Vành đai và Con đường”, Trung Quốc còn xây dựng thành công Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) vào năm 2015 và đóng góp tới một nửa trong 100 tỷ USD tổng số vốn ban đầu, và gạt Mỹ ra ngoài lề. Ngân hàng này đã phát triển nhanh chóng với tổng số thành viên hiện có là 70 nước. Trung Quốc cũng giữ vai trò chính trong Ngân hàng Phát triển Mới (NDB), được nhóm các nền kinh tế đang nổi BRICS thành lập vào năm 2014, với vốn điều lệ là 100 tỷ USD. Trung Quốc cũng đang phấn đấu trở thành nước dẫn dắt các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một thỏa thuận thương mại kết nối 10 thành viên ASEAN với Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc. Nếu thành công, hiệp định này sẽ bao trùm một khu vực với gần một nửa dân số thế giới và chiếm gần 1/3 GDP toàn cầu. Những sáng kiến kể trên quan trọng không chỉ bởi tác động về kinh tế, mà còn bởi chúng đang góp phần định hình trật tự kinh tế do Trung Quốc lãnh đạo tại châu Á. Một thực tế mà ai cũng có thể nhận thấy là Mỹ vắng mặt tại tất cả những sáng kiến quan trọng này. Một cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy nhiều quan chức ở Đông Nam Á nhận định Mỹ đang mất dần vị thế chiến lược trong khu vực vào tay Trung Quốc, và Washington dưới thời ông Trump ngày càng ít quan tâm, thậm chí là sẽ khó có khả năng thúc đẩy thương mại tự do với khu vực này.
Làm chính trị qua thương mại là điều không hề đơn giản, song chính sách bảo hộ và sự vắng mặt khỏi các hiệp định thương mại tự do sẽ buộc Mỹ phải trả giá đắt. Nếu không nhanh chóng nhìn nhận lại mình và thúc đẩy một tham vọng kinh tế mạnh mẽ hơn, Mỹ sẽ bị đánh bật khỏi khu vực, cho dù họ có đổ bao nhiêu tiền vào các chương trình nhằm củng cố sức mạnh và sự hiện diện quân sự tại châu Á.