【tỷ lệ bóng đá ngoại hạng anh hôm nay】Sở Tài chính TP. Đà Nẵng: Đảm bảo cân đối ngân sách phòng chống dịch Covid
ông Nguyễn Văn Phụng - Giám đốc Sở Tài chính Đà Nẵng, chia sẻ với phóng viên TBTCVN.
PV: Từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực tới đời sống kinh tế - xã hội và đặc biệt trong đợt dịch cùng phát lần 2 thì Đà Nẵng lại trở thành tâm dịch lớn nhất cả nước. Xin ông có thể cho biết, Sở Tài chính TP. Đà Nẵng đã triển khai những giải pháp gì vừa đảm bảo cân đối ngân sách cũng như thực hiện hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Phụng |
Ông Nguyễn Văn Phụng:Năm 2020, do tình hình dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, thu ngân sách nhà nước (NSNN) dự kiến giảm mạnh và hụt lớn so với dự toán giao đầu năm. Để đảm bảo cân đối ngân sách, ngay từ đầu quý II/2020, Sở Tài chính Đà Nẵng đã chủ động bám sát tình hình thu ngân sách, tham mưu cho Ban Cán sự đảng UBND và Thường trực HĐND TP. Đà Nẵng các kịch bản cân đối ngân sách và chủ động đề xuất các biện pháp điều hành ngân sách 9 tháng còn lại của năm 2020.
Đồng thời, sở đã tham mưu UBND thành phố triển khai các giải pháp thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách địa phương những tháng cuối năm 2020 theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện báo cáo số kinh phí cắt giảm và tiết kiệm chi thường xuyên còn lại năm 2020. Trên cơ sở đó, sở báo cáo Bộ Tài chính và Thường trực HĐND thành phố, với tổng kinh phí chi thường xuyên cắt giảm gần 200 tỷ đồng (bao gồm: cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí tổ chức hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước và kinh phí tiết kiệm thêm tối thiểu 10% chi thường xuyên còn lại năm 2020).
Đối với công tác triển khai hỗ trợ người dân bị tác động của dịch Covid-19 (đợt 1), ngay sau khi Chính phủ có Nghị quyết 42, Sở Tài chính Đà Nẵng đã phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội để cân đối, đảm bảo nguồn lực từ ngân sách, cấp kinh phí kịp thời cho các đối tượng.
Đặc biệt đợt dịch Covid-19 tái bùng phát, tâm điểm dịch tại TP. Đà Nẵng từ cuối tháng 7/2020, kịch bản cân đối ngân sách địa phương phải điều chỉnh theo phương án thu nội địa đạt dưới 60% dự toán 2020. Đến nay, về cơ bản ngân sách thành phố vẫn đảm bảo tính chủ động, cân đối nguồn để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng; trong đó đã kịp thời và chủ động trong công tác phòng, chống dịch và thực hiện các hỗ trợ an sinh xã hội do tác động của dịch Covid-19 theo chủ trương của Chính phủ.
PV: Là đơn vị trực tiếp tham gia Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của TP. Đà Nẵng, ông có thể cho biết cụ thể hơn những nhiệm vụ mà Sở Tài chính thực hiện hỗ trợ công tác phòng chống dịch của thành phố, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Phụng: Ngay khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát thời điểm quý II/2020 (giai đoạn 1), Sở Tài chính đã tham mưu cho UBND thành phố báo cáo HĐND về việc thực hiện chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP. Đà Nẵng (cao hơn quy định của trung ương). Cụ thể: Hỗ trợ tiền ăn cho người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, người tham gia công tác phòng chống dịch 85.000 đồng/người/ngày. Lực lượng cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp hoặc phối hợp tham gia các hoạt động chống dịch được hỗ trợ 130.000đồng/ngày. Đối với lực lượng huy động phục vụ công tác đảm bảo y tế tại khu cách ly tập trung và các cơ sở cách ly y tế là những người có kiến thức về y tế không hưởng lương ngân sách là 500.000 đồng/người/ngày (chưa bao gồm tiền ăn và phụ cấp chống dịch theo quy định). Trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp và khó huy động lực lượng phục vụ, Chủ tịch UBND thành phố xem xét quyết định nâng mức chi hỗ trợ nhưng tối đa không quá 800.000đồng/người/ngày.
Bên cạnh đó, Sở Tài chính đã phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn kiểm tra thực hiện việc niêm yết giá, bán theo giá niêm yết của các tổ chức, cá nhân kinh doanh các mặt hàng liên quan phòng chống dịch Covid-19; phối hợp với Sở Y tế tham gia đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các vấn đề liên quan đến thủ tục, quy trình mua sắm các gói thầu phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố...
PV: Với diễn biến dịch Covid-19 tái bùng phát, phức tạp như hiện nay tại Đà Nẵng, thì công tác tài chính hỗ trợ phòng, chống dịch đã được chỉ đạo quyết liệt ra sao; có khó khăn vướng mắc gì không, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Phụng:Ngay khi dịch tái bùng phát tại TP. Đà Nẵng, Sở Tài chính đã chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND thành phố ban hành kế hoạch thực hiện huy động, trưng mua, trưng dụng tài sản phục vụ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn nhằm tăng cường năng lực phòng ngừa, chủ động ứng phó.
Cùng với đó, Sở Tài chính phối hợp với cơ quan quản lý thị trường thành lập tổ kiểm tra giá một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong thời gian phòng chống dịch nhằm đảm bảo ổn định thị trường, tránh đầu cơ tăng giá, góp phần hạn chế việc tăng chỉ số giá CPI. Đồng thời, đơn vị phối hợp chặt chẽ với sở y tế mua sắm kịp thời trang thiết bị, vật tư y tế, hóa chất phục vụ phòng chống dịch, Sở cũng đã phân công trực tiếp Phó Giám đốc phụ trách công tác giá - công sản và trưởng phòng quản lý giá công sản tham gia vào Hội đồng mua sắm trang thiết bị tài sản y tế phục vụ phòng chống dịch Covid-19 và kịp thời bổ sung kinh phí cho cơ quan y tế để đảm bảo kinh phí phục vụ chống chống dịch, nhất là việc triển khai công tác xét nghiệm diện rộng và triển khai Bệnh viện dã chiến tại Cung thể thao Tiên Sơn để phục vụ công tác chống dịch, với tổng kinh phí khoản 100 tỷ đồng trong tháng 7/2020.
Ngoài ra hiện nay, Sở Tài chính cũng đang chủ trì, phối hợp cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Đà Nẵng và các đơn vị, địa phương để hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn tiền, hàng của các tổ chức, cá nhân ủng hộ thành phố, để đảm bảo việc sử dụng nguồn tiền, hàng hỗ trợ minh bạch, hiệu quả và đúng quy định, góp phần cùng ngân sách thành phố đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch.
Bên cạnh đó, còn có những khó khăn, vướng mắc đó là: Việc mua sắm vật tư trang thiết bị y tế mang tính đặc thù và việc mua sắm phải triển khai nhanh để kịp thời đảm bảo công tác phòng chống dịch, vì vậy cần có sự hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Tài chính trong việc khảo sát, quyết định giá. Việc giải ngân vốn đầu tư công bị định trệ do các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn phải tạm dừng thi công để phòng chống dịch, vì vậy sẽ rất khó đạt tỷ lệ giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2020 theo chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt là vốn ngân sách trung ương bổ sung, vì vậy cần có sự hướng dẫn của Bộ Tài chính để tạo điều kiện cho địa phương chuyển nguồn sang năm 2021. Ngoài ra, hiện nay dù đã được sự hỗ trợ từ Bộ Y tế, từ các tỉnh, thành bạn, tuy nhiên dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố còn những diễn biến phức tạp. Vì vậy đề nghị Bộ Y tế tiếp tục hỗ trợ nguồn lực y tế cho thành phố, đặc biệt là nguồn nhân lực trong công tác phòng chống dịch.
Trong thời gian đến, Sở Tài chính sẽ tiếp tục bám sát tình hình diễn biến dịch Covid-19, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn để chủ động tham mưu UBND thành phố trong công tác quản lý điều hành ngân sách chặt chẽ, đảm bảo đủ nguồn lực để phục vụ công tác phòng chống dịch và các nhiệm vụ chính trị quan trong khác trên địa bàn thành phố.
PV: Xin cảm ơn ông!
Đẩy mạnh ứng dụng dịch vụ công trực tuyến Để phòng chống dịch Covid-19, đơn vị đã nghiêm túc thực hiện việc giãn cách xã hội, 100% cán bộ, công chức thực hiện cài phần mềm Bluezone, Ncovi, đeo khẩu trang và thường xuyên sát khuẩn tay… đáng kể nhất là việc tăng cường triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ làm việc và họp trực tuyến trong thời gian phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, việc sử dụng chữ ký số, đẩy mạnh ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 tại Sở Tài chính cũng đã góp phần duy trì thực hiện tốt nhiệm vụ của đơn vị và góp phần hạn chế lây lan của dịch Covid-19. |
Đức Việt (thực hiện)
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/006d799724.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。