当前位置:首页 > World Cup

【bxh vđqg na uy】Giải đáp những vướng mắc về địa điểm tập kết hàng hóa

giai dap nhung vuong mac ve dia diem tap ket hang hoa

Công chức Hải quan KTM Lao Bảo (Quảng Trị) kiểm tra hàng hóa NK. Ảnh: Q.H

Cục Hải quan Quảng Ngãi,ảiđápnhữngvướngmắcvềđịađiểmtậpkếthànghóbxh vđqg na uy Cục Hải quan Thừa Thiên - Huế phản ánh “Điểm a mục 1 công văn số 1767/BTC-TCHQ có quy định về địa điểm tập kết hàng hóa là “kho, bãi tập kết hàng hóa xuất khẩu của DN được cơ quan Hải quan công nhận đủ điểu kiện giám sát hải quan” nhưng không quy định cấp nào có thẩm quyền công nhận các địa điểm này và cơ quan Hải quan quản lý như thế nào?”.

Trả lời vấn đề này, theo Vụ Pháp chế, quy định tại Điều 7 Thông tư 22/2014/TT-BTC thì “Khai hải quan đối với hàng xuất khẩu thực hiện sau khi đã tập kết đầy đủ hàng hóa tại địa điểm do người khai hải quan thông báo”. Theo công văn số 3925/BTC-TCHQ ngày 28-3-2014 thì người khai hải quan có văn bản thông báo kho, bãi địa điểm tập kết hàng XK về Tổng cục Hải quan để được cấp mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến. Trong trường hợp hàng hóa được tập kết tại kho bãi của DN chưa được cơ quan Hải quan cấp mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến, thì cơ quan Hải quan hướng dẫn DN khai mã địa điểm lưu giữ hàng hóa theo Mã tạm của chi cục nơi mở tờ khai. Đề nghị các Cục Hải quan nghiên cứu kỹ văn bản số 3925/BTC-TCHQ để thực hiện.

Cũng gặp vướng mắc về địa điểm tập kết hàng hóa, theo Cục Hải quan Thanh Hóa, thực hiện công văn số 3925/BTC-TCHQ về tập kết hàng hóa xuất khẩu, trong đó quy định: Xác định điều kiện DN không phải tập kết đủ hàng. Tiết b điểm 1 công văn này có nêu: Đối với một số ngành nghề do đặc thù kinh doanh hoặc có tính thời vụ cao hoặc khối lượng lớn như gia công, sản xuất xuất khẩu... không yêu cầu người khai hải quan phải tập kết đủ hàng khi khai hải quan.

Theo Hải quan Thanh Hóa, các tiêu chí để xác định không yêu cầu người khai hải quan phải tập kết đủ hàng khi khai báo hải quan mang định tính nhiều hơn là định lượng, dẫn đến việc cơ quan Hải quan khó xác định thế nào là đặc thù kinh doanh, thế nào là lượng hàng lớn. Vậy, DN thông báo địa điểm tập kết hàng hóa về Tổng cục Hải quan để cấp mã khai VNACCS, thủ tục như thế nào chưa được hướng dẫn. Địa điểm tập kết có được hiểu tương đồng là địa điểm kiểm tra hàng hóa hay không? - đơn vị này băn khoăn.

Bên cạnh đó, Hải quan Thanh Hóa cũng gặp vướng mắc đối với vấn đề xử lý kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất, theo quy định tại Thông tư số 13/2014/TT-BTC thì trường hợp quá hai tháng kể từ khi NK lô hàng đầu tiên nhưng không có sản phẩm XK thuộc trường hợp kiểm tra cơ sở sản xuất. Tuy nhiên quy định về xử lý kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất chưa quy định cách thức xử lý đối với trường hợp kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất xác định DN có cơ sở sản xuất, đảm bảo các điều kiện sản xuất theo quy trình, tuy nhiên vì lý do cụ thể nào đó mà DN chưa tiến hành XK thì có tạm dừng làm thủ tục tiếp tục cho DN NK?

Trả lời vướng mắc này, theo Vụ Pháp chế, vướng mắc về địa điểm tập kết hàng hóa, Cục Hải quan Thanh Hóa gặp phải, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 4351/TCHQ-GSQL ngày 22-4-2014 hướng dẫn cụ thể việc thực hiện về việc cấp mã địa điểm tập kết hàng hóa XK.

Với vướng mắc đối với vấn đề xử lý kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất, theo Vụ Pháp chế, tại điểm b1 khoản 7 Điều 10 Thông tư số 13/2014/TT-BTC ngày 24-1-2014 của Bộ Tài chính: ‘‘Trường hợp có cơ sở sản xuất nhưng chưa đảm bảo các điều kiện sản xuất theo quy trình sản xuất sản phẩm thì yêu cầu thương nhân có văn bản cam kết khắc phục trong thời hạn nhất định. Đồng thời cơ quan Hải quan tạm dừng làm thủ tục NK các lô nguyên liệu, vật tư tiếp theo của hợp đồng gia công đó cho đến khi thương nhân đảm bảo các điều kiện về cơ sở sản xuất phù hợp với mặt hàng gia công và giải trình của thương nhân trong bản giải trình cơ sở sản xuất’’.

Căn cứ quy định trên, trường hợp DN quá hai tháng kể từ khi NK lô hàng đầu tiên thì DN phải có văn bản giải trình cụ thể với cơ quan Hải quan lý do chưa đưa hàng hóa vào sản xuất và phải có văn bản cam kết đưa hàng hóa vào sản xuất trong một thời hạn nhất định. Đồng thời cơ quan Hải quan tạm dừng làm thủ tục NK các lô nguyên liệu, vật tư tiếp theo của hợp đồng gia công đó cho đến khi thương nhân đã đưa hàng hóa đã NK vào sản xuất.

Cùng có vướng mắc về địa điểm mang hàng về bảo quản theo Điều 27 Thông tư 128/2013/TT-BTC, theo phản ánh của DN làm thủ tục qua địa bàn quản lý của Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu: Để được mang hàng hóa về bảo quản tại kho trong khi chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành thì DN phải thực hiện liên hệ với cơ quan chuyên ngành hoặc địa điểm kho phải được cơ quan Hải quan kiểm tra, công nhận đủ điều kiện giám sát và trên thực tế không phải kho của DN nào cũng đáp ứng được yêu cầu của cơ quan Hải quan. Thực hiện theo quy định hiện nay đã kéo dài thời gian thông quan và gây tốn kém chi phí cho DN (các DN này luôn có ý thức chấp hành pháp luật và từ trước đến nay chưa có vi phạm).

Trả lời vướng mắc này, theo Vụ Pháp chế, về điều kiện kho, bãi của DN đáp ứng yêu cầu giám sát hải quan nêu tại công văn 15269/BTC-TCHQ ngày 7-11-2013 có quy định hai trường hợp: (1) có tường rào ngăn cách, có cổng cửa để khóa; hoặc (2) Có camera nối mạng với cơ quan Hải quan. Do đó, đa số kho bãi của các DN hiện nay có thể đáp ứng được quy định tại trường hợp (1) nêu trên, vì vậy, đơn vị xem xét để hướng dẫn và giải quyết vướng mắc cho DN.

分享到: