Hà Nội bụi mù mịt trên đường Phạm Văn Đồng. Ảnh chụp ngày 10/8/2019 Ảnh: Lê Huy
Kết quả trên ứng dụng quan trắc chất lượng không khí PAMAir cho thấy,àNộichìmtrongônhiễmkhôngkhínghiêmtrọkq bóng đa tất cả các điểm đo ở Hà Nội ngày 25/8 đều ở ngưỡng ô nhiễm nghiêm trọng với chỉ số đánh giá chất lượng không khí (AQI) trung bình từ 150 đến 200. Vào 9h38 phút sáng cùng ngày (đã qua giờ cao điểm ô nhiễm buổi sáng) nhưng chỉ số AQI tại tất cả các điểm đo ở Hà Nội đều trên 150; Điểm đo ở Time City lên tới 177; tại Học viện Bưu chính Viễn thông AQI hơn 170, tại Học viện Tài chính là 174, tại Trung Hòa là 164.
Theo bảng phân cấp chỉ số AQI ở Việt Nam, từ 100 đến 200 thuộc nhóm không tốt, những người mắc bệnh nhạy cảm như hô hấp, tim mạch nên hạn chế ra ngoài. Theo bảng phân cấp chỉ số AQI ở Úc, AQI trên 150 thuộc nhóm rất kém, tất cả mọi người chịu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí. Còn tại Mỹ, chỉ số AQI từ 150 đến 200 thuộc nhóm mọi người đều có thể gặp vấn đề về sức khỏe, người nhạy cảm chịu tác động nghiêm trọng hơn. Tại Thái Lan, chỉ số không khí lên ngưỡng như trên sẽ phải đóng cửa trường học để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh cũng như giảm lượng phương tiện tham gia giao thông. Ngày 30/1/2019, thủ đô Băng Cốc của Thái Lan từng đóng cửa 437 trường học vì chỉ số AQI lên hơn 170.
Lý giải về việc vì sao đang giữa mùa mưa Hà Nội lại có những ngày ô nhiễm nghiêm trọng (thông thường ô nhiễm không khí nghiêm trọng xảy ra vào mùa đông - PV), TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho biết, hai ngày đó, gió lặng, bụi và khí ô nhiễm không khuếch tán được mà đọng lại ở sát mặt đất khiến Hà Nội giống như bị sương mù, dù độ ẩm không tăng đột biến. Nồng độ bụi mịn đo được cao hơn hẳn những ngày khác trong mùa mưa.
Hôm qua (27/8), chất lượng không khí Hà Nội được cải thiện một phần, ở ngưỡng trung bình.
Hà Nội đang làm gì để giảm ô nhiễm không khí? | |
Không khí ô nhiễm, người dân đổ xô mua máy lọc không khí | |
Hà Nội có 91% số ngày ô nhiễm không khí vượt chuẩn của WHO |
Không khí trong nhà ô nhiễm nặng do nấu ăn
Ô nhiễm không khí ngoài trời được coi là yếu tố tác động dẫn đến ô nhiễm không khí trong nhà ở tại Hà Nội. Hội thảo “Chất lượng không khí Hà Nội - Thực trạng và định hướng giải pháp” do Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam tổ chức ngày 27/8 công bố một nghiên cứu về chất lượng không khí trong nhà ở và ngoài trời tại Hà Nội, chỉ ra nhiều thông tin đáng lo ngại.
Nhóm nghiên cứu chọn 6 điểm đo ở ngoài trời và 6 điểm đo ở trong nhà là các căn hộ chung cư tại Hà Nội. Kết quả cho thấy, tại 6 điểm đo ngoài trời, nồng độ bụi siêu mịn trong giờ cao điểm lên tới 27.000-31.000 hạt/cm3. Nồng độ này tương đương với kết quả quan trắc trung bình của bụi mịn ở Bắc Kinh vào năm 2014 (30.000 hạt/cm3). Trong đó, điểm đo Linh Đàm có giá trị cao hơn hẳn các nơi khác. Nguyên nhân được nhóm nghiên cứu đưa ra là do Linh Đàm gần đường vành đai 3-nơi có mật độ giao thông lớn. Mặt khác khu đô thị Linh Đàm, với dân số rất đông cũng là nơi có mật độ giao thông lớn, góp phần làm tăng ô nhiễm.
Tương đương với ô nhiễm ngoài trời, hàm lượng bụi siêu mịn trong nhà ở 6 điểm đo bằng khoảng một nửa so với ngoài trời, tùy thuộc vào địa điểm. “Chúng ta dành phần lớn thời gian trong nhà, đặc biệt là người già và trẻ em nên nguy cơ phơi nhiễm do ô nhiễm không khí rất cao”, PGS. TS Trần Ngọc Quang, Đại học Xây dựng chia sẻ.
Theo kết quả của nhóm nghiên cứu, bên cạnh nguyên nhân do bụi từ bên ngoài, bụi trong nhà còn phát sinh từ các hoạt động của gia đình, đặc biệt là hoạt động nấu ăn “Tại một điểm đo, có thời điểm nồng độ bụi còn cao hơn ngoài trời. Lý do là thời điểm đó, chủ nhà rang lạc. Hoạt động rang lạc cũng góp phần tạo ra bụi siêu mịn”, PGS Quang chia sẻ.
TS Hoàng Dương Tùng cho hay: “Dù nghiên cứu trên mới ở phạm vi nhỏ nhưng có giá trị cảnh báo, cho thấy thực trạng ô nhiễm không khí trong nhà cần được quan tâm hơn. Đây là vấn đề được các quốc gia phát triển rất chú trọng song Việt Nam chưa quan tâm. Trong khi đó, thời gian mọi người ở trong nhà nhiều hơn ngoài trời.
Vì vậy cần chương trình nghiên cứu tổng thể, bài bản để làm rõ nguồn gây ô nhiễm, mức độ gây ô nhiễm trong nhà tại Việt Nam để mọi người có thể biết và giảm thiểu tình trạng này”.
Mở rộng mạng lưới quan trắc đến nhiều tỉnh thành
PAMAir- ứng dụng quan trắc chất lượng không khí đã phát triển mạng lưới phủ khắp nhiều địa phương trên toàn quốc. Tính đến hiện tại, các trạm cảm biến đo chất lượng không khí được đặt tại Hà Nội (với hơn 30 điểm đo), các tỉnh đồng bằng sông Hồng như Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng. Tại miền Trung có các điểm đo ở thành phố Vinh (Nghệ An), Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận. Tại miền Nam có nhiều điểm đo ở TPHCM, Vũng Tàu, Bình Dương, Cần Thơ và Rạch Giá, Phú Quốc (Kiên Giang). Người dân có thể truy cập vào ứng dụng để biết thực trạng ô nhiễm nơi mình sống và có biện pháp bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình.